Thứ Năm | 13/02/2014 11:36

Vì sao cựu phó chủ tịch ACB bị liên đới vụ bầu Kiên

Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại gần 720 tỷ đồng xảy ra khi ông Phạm Trung Cang không còn là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB

Theo truy tố của VKSND Tối cao lần hai, sửa đổi sau khi TAND Hà Nội đề nghị điềutra bổ sung, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sánglập Ngân hàng ACB) vẫn bị truy tố về 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định củaNhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốnthuế.

Ở cáo trạng mới, ngoài ông Kiên, Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tưACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) cùng các ôngTrần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủtịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải, (nguyên tổng giám đốc ACB) có thêm 2 bị can mới là Phạm TrungCang (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB) và Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc ACB).

Hai bị can Cang và Tuấn được cho là liên đới phạm tộiCố ý làm trái quy địnhcủa Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan công tố xác định, ngày 22/3/2010, ACB họp thường trực HĐQT với sự thamgia của Hội đồng sáng lập là ông Trần Mộng Hùng (chủ tịch), Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch) và HuỳnhQuang Tuấn (thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc) để bàn phương án sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư củangân hàng. Tại cuộc họp, ông Hùng đưa ra phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi để giảm áp lựcbị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm mà không cho vay được.

Ông Kiên cho rằng không được làm giảm tài sản của ngân hàng nên không chấp nhậngiảm lãi suất huy động. Ông Hải đề xuất phương án uỷ thác cho nhân viên mang tiền của ACB gửi vàongân hàng khác để vừa nhận lãi suất vừa được hưởng "hoa hồng". Đề xuất của ông Hải được ông Kiênđồng tình.

Theo cáo buộc, sau đó các thành viên thường trực HĐQT đã ký tên vào Biên bản cuộchọp thường trực với nội dung: "Đồng ý uỷ thác cho các cá nhân để gửi tiền VNĐ và USD tại các tổchức tín dụng. Giao tổng giám đốc kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng… Uỷ quyền chokế toán trưởng tổ chức thực hiện, ký hợp đồng uỷ thác".

anh-ong-Can-4528-1390472796-1748-1392170

Cựu phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Phạm Trung Cang. Ảnh: Tiền Phong.

Ngân hàng ACB đã tổ chức triển khai việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền vào cácngân hàng khác. Từ ngày 27/6/2011, ông Hải chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hoà uỷthác gần 720 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB để gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh NhàBè và Vietinbank Chi nhánh TP HCM, thời hạn từ 3 đến 6 tháng. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 14%một năm, lãi suất thoả thuận ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13% một năm.

Sau khi nhận được tiền uỷ thác, 17 nhân viên của ACB đã gửi gần 669 tỷ đồng tạiVietinbank chi nhánh TP HCM; hai nhân viên còn lại gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với sốtiền 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền Trưởng phòng giaodịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM) sử dụng các thủ đoạn gian dối để chiếmđoạt.

Cáo trạng VKSND Tối cao cho rằng, nghị quyết của thường trực HĐQT ngân hàng ACBvề việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm được thực hiện từ ngày 22/3/2010 đến ngày 5/9/2011mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ uỷ thác. Do vậy, hành vi của cácsếp tại ACB đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và gây thiệt hại cho ACB gần 720tỷ đồng.

Ông Cang bị khởi tố, cho tại ngoại vào ngày 18/9/2012.

Ngày 12/12/2013, ông Cang được đình chỉ điều tra vụ án.

Ngày 3/1, TAND Hà Nội trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số tình tiết chưađược làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề liên quan ông Cang.

Ngày 20/1, VKSND Tối cao phục hồi điều tra với ông Cang. 5 ngày sau, ông Cang từMỹ về Việt Nam làm việc với cơ quan điều tra theo triệu tập.

Ông Cang là thành viên tham gia, thống nhất chủ trương uỷ thác trên. Ngày31/12/2010, ông Cang xin thôi giữ chức danh thành viên HĐQT và được chấp thuận tại quyết định ngày24/1/2011. Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại số tiền trên xảy ra tại thời điểmông Cang không còn là thành viên HĐQT nhưng ông này không có kiến nghị huỷ bỏ chủ trương uỷ thácgửi tiền phát sinh vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực. Vì lẽ đó, ông Cang phảichịu trách nhiệm về việc thống nhất chủ trương trên.

Trước đó, tại bản cáo trạng ban hành ngày 12/12/2013, VKSND Tối cao cho hay ôngCang bị cơ quan điều tra cáo buộc liên quan 2 vi phạm xảy ra tại ACB. Vụ thứ nhất, với tư cáchthành viên thường trực HĐQT ACB, ông Cang đã tham gia và đồng ý với chủ trương ủy thác cho nhânviên đi gửi tiền... Tuy nhiên, Viện cho rằng thời điểm ông Cang tham gia và đồng ý với chủ trươngACB mang tiền đi gửi thì "Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành" và "ngày31/12/2010 ông Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT". Do vậy, ông Cang"không phải chịu trách nhiệm" và Viện đã đình chỉ điều tra vụ án với ông này.

Vụ thứ hai, trong thời gian giữ chức thành viên Thường trực HĐQT ACB, ông Cang bịcáo buộc "tham gia và đồng ý" với chủ trương của Thường trực Hội đồng về việc đầu tư cấp hạn mứctín dụng cho Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB để mua một số cổ phiếu chưa được niêm yết trên thịtrường chứng khoán.

Tuy nhiên,VKSND Tối cao cho rằng việc ACB cấp tín dụng cho Công ty TNHHChứng khoán ACB thông qua việc cho Kienlongbank và Vietbank vay tiền liên ngân hàng do ông Kiêntrực tiếp chỉ đạo không đúng với chủ trương của Thường trực HĐQT ACB nên trách nhiệm chính thuộc vềông Kiên và ông Kỳ. Viện xác định ông Cang "không phải chịu trách nhiệm" về việc này.

Về ông Tuấn, tại bản cáo trạng đã sửa đổi bổ sung, VKSND Tối cao xác định, ông làthành viên HĐQT nhiệm kỳ 2008-2012, đồng thời là Phó tổng giám đốc, tham gia cuộc họp Thường trựcHĐQT ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 và đồng tình với Nghị quyết của Thường trực HĐQT về việc uỷ tháccho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Ngày 30/8/2011, ông Tuấn được HĐQT bổ nhiệm làthành viên thường trực HĐQT. Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm dẫn đến bị Huỳnh ThịHuyền Như chiếm đoạt gần 720 tỷ đồng xảy ra thời điểm ông Tuấn là thành viên thường trực HĐQT. Dođó, hành vi của ông Tuấn cũng vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng 2010, gây thiệt hại choACB gần 720 tỷ đồng.

Việc uỷ thác gửi tiền được VKSND Tối cao cho rằng xảy ra tại thời điểm ông Cangđã được miễn nhiệm chức danh tại ACB để tham gia quản trị tại Ngân hàng Eximbank nên đề nghị toàxem xét giảm nhẹ khi lượng hình. Theo khung hình phạt truy tố, ông Cang cùng 5 người phải đối mặtmức án cao nhất lên tới 20 năm tù.

Riêng ông Kiên với 4 tội danh bị truy tố, mức phạt cao nhất lên tới án chungthân.

Ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về 4 tội: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quyđịnh của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốnthuế.

Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tàisản, khung hình phạt cao nhất tới án chung thân.

Ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang vàHuỳnh Quang Tuấn bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậuquả nghiêm trọng.

Nguồn VnExpress


Sự kiện