Vì sao các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Tây Nguyên thua lỗ?
Chính vì vậy, gần 80% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đã thua lỗ trong năm vừa qua, càng xuất khẩu nhiều thì càng lỗ lớn. Phương thức ký hợp đồng xuất khẩu giao sau, giao xa vẫn còn rất phổ biến. Doanh nghiệp thường ký hợp đồng với đối tác khi chưa có hàng trong tay, thời gian giao hàng thường sau khi ký hợp đồng từ 2-3 tháng, giá bán thường thỏa thuận theo nguyên tắc căn cứ giá trên sàn London vào thời điểm giao hàng rồi trừ lùi đi 30-70 USD/tấn.
Phương thức ký hợp đồng này đã tạo điền kiện cho đối tác dìm giá. Đối tác thường nhằm vào những thời điểm có nhiều hợp đồng giao hàng nhất, sẽ đẩy giá trên sàn London xuống, để rồi trả giá thấp. Phương thức giao sau, giao xa thường xuyên bị các chuyên gia phê phán rằng doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm. Doanh nghiệp không biết điều này, nhưng để được vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng trước. Có hợp đồng, ngân hàng mới cho doanh nghiệp vay để mua cà phê.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VICOFA kiến nghị Chính phủ giảm lãi suất. Với lãi suất 17% hiện nay thì các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê không thể tồn tại được.
Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ đầu năm 2012 tới nay, hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê Tây Nguyên vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng.Theo thống kê của Sở Công Thương Đắk Lắk, riêng địa bàn này đã có 43 doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê vỡ nợ, mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng và nợ nông dân 3.000 tấn cà phê nhân ký gửi.Tập đoàn Thái Hòa (THV) báo cáo mức lỗ ròng cả năm 2011 lên tới 198 tỉ đồng, cao gấp 6 lần so với mức lãi 34,8 tỉ đồng của năm 2010. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam, xuất 60% sản lượng xuất khẩu cà phê arabica cả nước trong năm 2009 CTCP Đầu tư và Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (Vinacafe Buôn Ma Thuột), đơn vị từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu hiện có số nợ quá hạn đã lên đến 1.620 tỉ đồng. |
Nguồn VnEconomy