Ảnh: Baomoi

 
Bá Ước Thứ Bảy | 20/04/2019 10:57

Vì sao AirAsia lại chấm dứt liên doanh hàng không tại Việt Nam?

Một số chuyên gia nhận định hãng hàng không giá rẻ của Malaysia dường như đã "lỡ thuyền" với thị trường hàng không nội địa Việt Nam.

Air Asia, hãng hàng không giá rẻ của Malaysia, cho biết họ sẽ tiếp tục cố gắng thâm nhập thị trường Việt Nam ngay cả khi các nhà phân tích cảnh báo họ đã "lỡ thuyền" sau nỗ lực thất bại mới nhất để thành lập liên doanh tại đây.

Vào ngày 17.4, hãng đã thông báo đã chấm dứt thỏa thuận với Tập đoàn Thiên Minh, theo theo đó nó công ty sẽ nắm 30% cổ phần của một công ty hàng không dự kiến ra mắt trong năm nay.

AirAsia đã ba lần cố gắng để thiết lập quan hệ đối tác tại Việt Nam, nhưng Tony Fernandes, CEO của AirAsia Group cho biết ông vẫn chưa bỏ cuộc.

"Tôi vẫn lạc quan về việc AirAsia sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối năm nay", ông Fernandes đăng trên Twitter một ngày sau thông báo của Air Asia. Ông đã nói bóng gió trong Twitter rằng: "Cân nhắc về thị trường này và chọn đúng [đối tác]".

Vào tháng 12.2018, AirAsia và Thiên Minh đã đồng ý thành lập một liên doanh, theo đó công ty Malaysia sẽ sở hữu 30% cổ phần, mức tối đa được phép theo quy định hiện hành của Việt Nam. Công ty đã không đưa ra lý do để chấm dứt thỏa thuận trong tuyên bố chính thức của mình, mặc dù các nhà phân tích địa phương chỉ ra các quy định hạn chế của Việt Nam đối với các hãng hàng không nước ngoài có thể là một trở ngại.

AirAsia đã cung cấp các chuyến bay quốc tế kết nối với các thành phố của Việt Nam, nhưng ông Fernandes đã cố gắng thiết lập liên doanh ở nước ta kể từ năm 2005. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tại Việt Nam tăng 9% trong năm 2018, và ông Fernandes đã gọi Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong kế hoạch của AirAsia nhằm khai thác nhu cầu từ các thị trường mới nổi.

Nhưng theo chuyên gia Brendan Sobie thuộc Trung tâm hàng không CAPA có trụ sở tại Sydney, giờ đây có thể là lúc để AirAsia suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình.

"Sau ba lần thất bại với ba đối tác khác nhau, đã đến lúc AirAsia bỏ qua lựa chọn này và tập trung vào việc mở rộng quốc tế bằng cách sử dụng các chi nhánh của hãng ở Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, v.v." ông Sobie cho hay.

Ngoài ra, thị trường du lịch giá rẻ của Việt Nam đã bị chi phối bởi các công ty địa phương như: Vietjet Air, công ty kiểm soát gần một nửa thị trường, Jetstar Pacific Airlines và Bamboo Airways.

"Thị trường nội địa ở Việt Nam đã trở nên quá đông đúc và  có tính cạnh tranh cao", ông  Sobie nói thêm. "Tham gia thị trường [Việt Nam] vào thời điểm hiện tại sẽ rất rủi ro và gần như không thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể. Thật không may, AirAsia  đã lỡ thuyền với thị trường hàng không nội địa Việt Nam."

Vi sao AirAsia lai cham dut lien doanh hang khong tai Viet Nam?
 

Các hãng hàng không nước ngoài cũng chưa được phép khai thác các tuyến nội địa ở Việt Nam, ngay cả khi liên doanh với đối tác địa phương. Ngoài ra, việc cấp phép cũng mất khá nhiều thời gian. Đơn cử như Vietstar Airlines, vốn được thành lập vào năm 2010, vẫn đang chờ được cấp phép triển khai dịch vụ bay. Các nhà phân tích đã chỉ ra những rào cản này là một lý do khả dĩ cho những thất bại liên tiếp của Air Asia ở Việt Nam.

Air Asia đang hiện diện ở Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Philippines và phát triển mạnh mô hình kinh doanh giao thông kết nối các thành phố cấp hai với thủ đô, trong khi vẫn duy trì chi phí vận hành thấp với dịch vụ được thu gọn.

Bộ phận nghiên cứu của MIDF, công ty đầu tư của Malasyia, cũng đồng tình với quan điểm của ông Sobie khi nói rằng Air Asia "không bắt buộc" phải thiết lập các hoạt động địa phương tại Việt Nam vì họ vẫn có thể bay đến các thành phố Việt Nam từ mạng lưới khu vực của mình.

Công ty Malaysia đã trích dẫn tuyến bay mới khai trương gần đây của Kuala Lumpur-Cần Thơ, tuyến thứ sáu của AirAsia tại Việt Nam, là một ví dụ về khả năng tiếp tục mở rộng thị trường hàng không khu vực mà không cần “mảnh ghép bị thiếu của ông Fernandes”.

Nguồn Nikkei Asian Review