Vị chua cay đậm đà hương vị Việt
Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, ngũ vị tương quan. Sự cân bằng giữ các vị (chua, cay, mặn, ngọt, đắng) sẽ khiến món ăn thơm ngon, cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng bồi bổ và sức khỏe lâu dài. Ở các nước khí hậu nhiệt đới, vị chua cay luôn là vị được ưa thích bởi tính giải nhiệt và ít béo. Nhưng với mỗi nước lại có vị chua cay khác nhau. Khác với người Thái dùng sả, riềng, lá chanh, Hàn Quốc dùng ớt bột hay Nhật dùng mù tạt, người Việt ta ưa thích vị cay nồng từ ớt tươi, vị chua thanh mát từ những trái chanh chín mọng, và phải được kết hợp thật hài hòa, vừa phải, tạo nên hương vị khó quên. Nắm bắt được điều đó, UNIBEN đã nghiên cứu và sản xuất Mì 3 Miền Gold Tôm chua cay đặc biệt, với vị chua cay đậm đà hương vị Việt.
Tại sao con người ưa thích vị chua cay?
Cả gia đình quây quần bên tô Mì Tôm chua cay |
Đứng ở góc độ khoa học, vị chua và vị cay đều kích thích và tác động lên các tế bào thụ cảm. Khi ăn, chất acid tạo vị chua và chất capsaicin tạo vị cay cho ớt sẽ tác động nên “nụ nếm” thành từng vùng trên mặt lưỡi. Mỗi nụ nếm có hàng ngàn tế bào vị giác. Khi được kích thích, chúng truyền cảm giác “nếm” theo dây thần kinh lên não để nhận diện hương vị món ăn.
Trong các hương vị, vị chua cay thường để lại ấn tượng lâu dài. Đôi khi, chỉ cần tưởng tượng vị chua chua thanh nhẹ, vị cay ấm nóng nơi đầu lưỡi sẽ làm bạn cảm thấy nóng dần, bắt đầu chảy nước miếng muốn ăn, như bạn đang được ăn một tô canh chua cay ngon mát giải nhiệt ngày hè.
Sự tinh tế của vị giác còn giúp cải thiện sức khỏe. Theo Đông Y, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ, chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Việc ăn uống kết hợp các vị một cách hài hòa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi chúng ta, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và các sắc thái ứng xử khác nhau trong cuộc sống.
Ở xứ sở nhiệt đới, người ta cho rằng thức ăn cay khiến mọi người đổ mồ hôi, nên có thể giúp người ăn thấy mát dịu hơn. Hiệu ứng giảm nhiệt bốc hơi khi chúng ta đổ mồ hôi thực sự tốt để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Chính vì vậy, người vùng nhiệt đới rất chuộng các món ăn có vị cay kết hợp với vị chua thanh mát để giải nhiệt.
Vị chua cay đặc trưng Việt
Vị chua cay ở mỗi nước lại có những đặc trưng riêng, phù hợp với khẩu vị của từng dân tộc. Khác với châu Âu thường dùng gừng, tiêu đen và quế, Nhật Bản dùng mù tạt hay Hàn Quốc dùng ớt bột, một số nước vùng Đông Nam Á như Lào, Thái lan sẽ chuộng dùng sả, riềng và thật nhiều ớt để tạo vị cay cũng như dùng me để tạo vị chua, vị nào cũng thật mạnh và gây kích thích mãnh liệt.
Người Việt Nam lại khác. Tất cả các món ăn Việt đều chuộng sự hài hòa, không thích ăn quá cay, quá chua, hay quá mặn… mà phải là sự kết hợp, sự hòa quyện các vị vừa đủ trong một món ăn, tạo nên sự cân bằng âm - dương trong thực phẩm. Gia vị, do đó không còn là yếu tố phụ mà đã được người Việt nâng lên thành nghệ thuật nêm nếm, tạo nên sự hòa điệu giữa các vị như sự hài hòa cung bậc cảm xúc của con người.
Bằng niềm đam mê và sự am hiểu về ẩm thực Việt, công ty UNIBEN đã khéo léo sử dụng các nguyên liệu tươi ngon đặc trưng của Việt Nam để tạo nên vị thơm của ngò gai, hành lá, vị cay nồng của ớt chín đỏ, vị chua thanh mát từ những quả chanh chín mọng hòa quyện trong 3 gói gia vị đặc biệt của mì 3 Miền Gold Chua cay, tạo nên tô mì thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.
Mì “3 Miền” Gold tôm chua cay đặc biệt đậm đà hương vị Việt |
Vị chua cay đậm đà hương vị Việt với bí quyết từ ba gói gia vị đã tạo nên sức hấp dẫn của mì 3 Miền Gold Tôm chua cay đặc biệt, một sản phẩm của công ty UNIBEN. Mì 3 Miền hiện dẫn đầu thị trường với gần 30% số gói mì được tiêu thụ tại khu vực (Theo Kantar Worldpanel – Rural - P9/2017). Sự thành công này có lẽ chính bởi niềm đam mê ẩm thực Việt, luôn cố gắng đẩm bảo chất lượng tốt nhất từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất để mang lại sản phẩm mì 3 Miền tốt nhất cho người tiêu dùng, với một hương vị thật hài hòa, “đậm đà hương vị Việt”. |