VBMA: Sẽ có trung tâm thông tin trái phiếu cho doanh nghiệp
- Ông đánh giá quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam so với các nước trong khu vực và tháchthức đặt ra trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều gập gềnh?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những bước phát triển nổibật trong vòng vài năm trở lại đây, theo Ngân hàng ADB đánh giá là một trong những thị trườngcó tốc độ phát triển nhanh nhất trong các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2012 vớimức tăng trưởng 42,7%.
Song, mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ nhưng quy mô thị trường trái phiếu Việt Namvẫn còn ở mức khá nhỏ, với tỷ trọng chiếm khoảng 20,5% GDP (quý I/2013). Đây là con số khiêmtốn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (tỷ trọng thị trường trái phiếu tại Singapore,Malaysia, Thái Lan tương ứng là 89% GDP, 105% GDP và 79,3%GDP).
Thêm vào đó, cơ cấu loại trái phiếu trên thị trường hiện chưa đồng đều, khi mà trái phiếu Chính phủvẫn chiếm tỷ trọng lớn 96,5% so với trái phiếu doanh nghiệp 3,5%.
Theo tôi, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thị trường lên mức 38% GDP đến năm 2020 (theo Lộ trìnhphát triển thị trường đến năm 2020), trước hết các nhà quản lý cần phải nhìn nhận các hạn chế vàthách thức của thị trường, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để phát triển nhằm đưa trái phiếuthành kênh dẫn vốn an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế.
Hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam nằm ở chỗ, quy mô thị trường còn nhỏ so với các quốc giatrong khu vực đồng thời trái phiếu Chính phủ vẫn chiếm tỷ trọng chi phối. Sản phẩm trái phiếu chưađa dạng, còn đơn điệu (chủ yếu là các trái phiếu trả lãi định kỳ, cơ cấu các dải kỳ hạn dưới 10năm, trong đó thanh khoản tập trung tại các kỳ hạn dưới 3 năm) và hầu như không các sản phẩm pháisinh cho trái phiếu.
- Quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ tăng xấp xỉ 1,7 lần (tính tại thời điểm 30/6/2013 sovới thời điểm đầu năm 2010), song bên cạnh đó nhà đầu tư nói riêng và xã hội nói chung đang khá bănkhoăn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Hiệp hội có những kiến nghị đóng góp vềvấn đề này?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Trái phiếu Chính Phủ được phát hành nhằm mục đích chính là bùđắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các dự án, công trình quan trọng của quốc gia.
Nhưng xét từ góc độ thị trường thì về một mặt nào đó, tình trạng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủhiện chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Áp lực phát hành trái phiếu Chính phủ thành công ở mứccao cũng đã ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu và làm tăng chi phí huy động vốn của Chínhphủ.
Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành những thay đổi trong cách điều hành, phân bổ nguồn vốn trái phiếucũng như cải thiện hiệu quả, chất lượng của các dự án sử dụng nguồn vốn này, điều này không chỉgiúp giảm gánh nặng nợ quốc gia mà quan trọng hơn là hướng đến sự ổn định, bền vững của nền kinh tếtrong dài hạn.
- Trái phiếu doanh nghiệp huy động đã khó (quy mô thị trường Trái phiếu doanh nghiệp giảm28,6%, hiện quy mô còn gần 22 nghìn tỷ đồng), trong khi việc sử dụng vốn cũng như quản trị doanhnghiệp vẫn còn rất yếu, vậy theo ông cần có những giải pháp cụ thể nào để giúp thị trường tráiphiếu thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong giai đoạn tiếp theo này?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh:Theo tôi, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm nâng caohiệu quả trong hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp ngoài việc xâydựng cơ cấu tài chính bền vững, hoạt động hiệu quả thì phải coi minh bạch thông tin như là điềukiện bắt buộc trong quá trình cạnh tranh thu hút nhà đầu tư tìm đến với trái phiếu của mình.
Để phát hành thành công, doanh nghiệp cần xây dựng cấu trúc trái phiếu một cách linh hoạt, phù hợpvới "khẩu vị" rủi ro của nhà đầu tư để hấp dẫn hơn (có biện pháp đảm bảo cho trái phiếu bằng tàisản hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng).
Thêm vào đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát hành vàđầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các chính sách thu hút dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài, pháttriển và đa dạng hóa đối tượng, loại hình nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường, tránh tình trạngphần lớn nhà đầu tư là các ngân hàng thương mại như hiện nay.
Về kỹ thuật, cơ quan quản lý cần có các chính sách để đẩy mạnh và phát triển thị trường trái phiếuthứ cấp, nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu, thành lập đơn vị định hạng tín nhiệm có uy tínchịu trách nhiệm định hạng cho các doanh nghiệp làm cơ sở để các nhà đầu tư thuận lợi khi xem xétđầu tư.
- Ông cho biết, VBMA đặt ra những định hướng trọng tâm nào cho hoạt động của mình nhiệmkỳ tới?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Trước sự biến động không ngừng của tình hình kinh tế, chínhtrị, xã hội trong nước và trên thế giới, VBMA đang đứng trước cả thời cơ lẫn khó khăn, tháchthức.
Trong nhiệm kỳ 2, VBMA sẽ tập trung phát triển các hoạt động đi vào chiều sâu, hỗ trợ thiết thựccho sự phát triển của thị trường trái phiếu và dần đưa vị thế của VBMA xứng tầm của một hiệp hộingành nghề chuyên nghiệp trong và ngoài nước.
Một số nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, như tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực thể chế của hiệphội, triển khai mạnh mẽ các hoạt động phát triển thị trường, liên kết chặt chẽ hơn các cơ quan quảnlý và các thành viên trên thị trường, nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị trường trái phiếuViệt Nam, đặc biệt là hệ thống thông tin.
Xin cảm ơn ông!
Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam nhiệm kỳ 2 (2013-2016) bầu ra Ban chấp hành gồm 21 ủy viên, trong đó ông Hoàng Huy Hà tiếp tục giữ vị trí Chủtịch VBMA và ông Đỗ Ngọc Quỳnh là Tổng thư ký VBMA. Hiệp hội hiện có 34 thành viên chính thức là các ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty chứngkhoán và 16 hội viên liên kết là các định chế tài chính nước ngoài đang hoạt động tại thị trườngViệt Nam. |
Nguồn Vietnam Plus