VBF2013: Trông đợi cải cách quyết liệt hơn nữa từ chính phủ
Sáng nay, 3/12/2013, khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam2013 với chủ đề “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế từ chương trìnhtới hành động” với sự tham dự của các phòng thương mại Việt Nam, châu Âu, Hoa Kỳ,Nhật Bản, Singapore.
VBF là cơ hội để doanh nghiệp nước ngoài đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Chính phủ. Ở kỳ họp này, ngoài những nhóm công tác lâu năm như ngân hàng và thị trường vốn; đầu tư và thương mại; đất đai và bất động sản, thuế..., sẽ có thêm 2 nhóm là hải quan, quản trị và minh bạch. Nhóm công tác thứ 12 - Nông nghiệp sẽ gia nhập diễn đàn vào kỳ tới.
Trước khi các nhóm công tác trình bày báo cáo, một bản tóm tắt về tình hình vĩ mô sẽ được nêu lên. Theo báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội mới đây, năm qua Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện qua lạm phát chỉ dưới 6,5%. Dư nợ tín dụng cả năm có khả năng đạt 11-12%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định. Cán cân thương mại cải thiện khi nhập siêu chỉ gần 290 triệu USD, bằng 0,24% tổng kim ngạch xuất khẩu...
Song, thách thức lớn đặt ra là tăng trưởng kinh tế vẫn trì trệ, năm 2013 ước chỉ đạt 5,4% - thấp nhất trong một thập kỷ qua. Dư địa cho chính sách tài khóa cũng đang cạn kiệt dần khi nợ Chính phủ đã lên trên 50% GDP. Trước những vấn đề trên, WB khuyến nghị Việt Nam cần tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc để lập lại vị trí trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.
Thời điểm cải cáchÔng Simon Andrew, Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào cho rằng, một năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để "thực thi việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo, nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong khu vực Nhà nước…”.
Các khuyến nghị cải cách mà ông Simon đề cập khi phát biểu khai mạc VBF, với tư cách đồng chủ tọa, còn là việc phải đẩy nhanh tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước.
“Các doanh nghiệp nhà nước chưa bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế”, ông Simon đánh giá.
Bày tỏ sự lo ngại về tham nhũng và những xung đột lợi ích,những vấn đề cố hữu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhưng các doanh nghiệpthành viên Amcham cũng cho biết sự trông đợi vào quyết tâm cải cách của Chínhphủ.Các nhà đầu tư lo lắngliệu tập đoàn nhà nước nào sẽ thất bại do mở rộng hoạt động quá mức, tập đoànnào sẽ buộc phải kê các tài sản xấu vào bảng cân đối kế toán. Sự phân bổ khônghợp lý các nguồn lực hiện vẫn còn tiếp tục trong khi đây là thời điểm Việt Namcần phải có những quyết định sáng suốt hơn về chi tiêu nguồn vốn và chiến lượckinh doanh.
“Việt Nam không phải là quốc giađầu tiên gặp phải những vấn đề về ngân hàng và nợ xấu. Việt Nam không phải làquốc gia đầu tiên bị vấn nạn tham nhũng và những thiếu sót trong quản lý gâyxói mòn nền tảng kinh tế, cũng không phải quốc gia đầu tiên phải đối mặt với nhữngquyết định khó khăn trong việc giải thể các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kémhiệu quả…” - đại diện Amcham tại VBF 20 |
Theo các thành viên Amcham, những thách thức đối với nềnkinh tế hiện nay không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà ở rất nhiều nền kinh tế. Do vây, điều quan trọng là các nhà đầu tư muốn nhìn thấy rõ hơn sự quyết tâm của Chínhphủ trong việc cải cách hệ thống quản lý nhà nước.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi phát biểu tại VBF, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, với việc lãi suất đã giảm và nhiều doanh nghiệp đã được tiếp cận vốn của ngân hàng.
“Cộng đồng doanh nghiệp cũng cảm thấy được khích lệ khi hạ tầng cơ sở được đầu tư, nhiều hiệp định quốc tế đang được đàm phán và Chính phủ kiên định điều chỉnh giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, với lần đầu tiên hiến định vai trò của doanh nghiệp”, ông Lộc chia sẻ.
Bình đẳng và tuân thủquy luật thị trường cạnh tranhTheo các doanh nghiệp thuộc phòng thương mại Singapo, cácDNNN phi thương mại phải thuộc sở hữu, quản lý của hai cấp cơ quan quản lý nhànước, căn cứ trên những nhiệm vụ xã hội của những doanh nghiệp này. Trung ươngsẽ quản lý những công trình hạ tầng cơ bản như sân bay, bến cảng, đường quốc lộlớn v.v.còn địa phương quản lý công trình nước, điện và các dịch vụ công íchkhác.
Trong khi đó để hoạt động có hiệu quả, DNNN thương mại cầntuân theo các quy luật của thị trường, cạnh tranh và bình đẳng với các doanhnghiệp tư nhân khác.
Cũng trên khía cạnh này, các doanh nghiệp của phòng thương mạiNhật Bản cho rằng cần phải tái cơ cấu triệt để các doanh nghiệp nhà nước. Trongkhi các doanh nghiệp nhà nước có thể xin cấp vốn từ các tổ chức tài chính, thì rấtnhiều doanh nghiệp tư nhân xin vay vốn vô cùng khó khăn. Các doanh nghiệp lo ngại nếu cứ tiếp diễn nhưvậy thì dòng vốn sẽ chỉ chảy đến các doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất kinhdoanh thấp, và năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng mất dần.
Liên quan đến việc cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước,các ngân hàng nhà nước cho vay vốn cũng có vấn đề ở trách nhiệm còn chưa rõràng. Chính bởi vậy, việc bán doanh nghiệp nhà nước cơ cấu ngân hàng là vấn đềcấp thiết. Cần có tầm nhìn nếu như tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nướccơ cấungân hàng.
Một câu hỏi cũng được đặt ra là liệu Chính phủ có cần giữ cổphần tại những doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận hay không?
Các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng cho biết, các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi hơn, chẳng hạn như trong việc tiếp cận nguồn vốn cho các dự án đầu tư quy mô lớn. Điều này làm gia tăng khoảng cách giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong một thị trường vốn đã phân hóa cao. Các doanh nghiệp hưởng lợi còn được phép tiếp tục hạ giá bán xuống thấp hơn chi phí sản xuất chỉ để tạo ra dòng tiền nhưng thực chất lại gây lỗ và dư thừa nguồn cung. |
Nguồn Dân Việt