Thứ Năm | 05/06/2014 10:27

VBF 2014: Chuẩn bị sẵn sàng cho các Hiệp định Thương mại mới

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014 hy vọng tập trung vào những việc Việt Nam cần tiến hành để sẵn sàng cho các hiệp định đang đàm phán.
Sáng nay (5/6), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2014 với chủ đề "Từ chương trình tới Hành động - Chuẩn bị cho các Hiệp định Thương mại mới" khai mạc tại Hà Nội.

Tham dự diễn đàn lần này có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Victoria Kwakwa cùng nhiều đại diện các bộ ngành liên quan, đại diện của các phái đoàn ngoại giao và cộng đồng các nhà tài trợ, và các doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Virginia Foote, đồng Chủ tịch VBF cho biết, VBF hy vọng có thể tập trung vào việc Việt Nam cần tiến hành các bước từ đâu để đảm bảo sẵn sàng cho một số Hiệp định thương mại hiện đang được đàm phán. Tham gia vào đàm phán Hiệp định TPP, một số hiệp định khác như EU-FTA, RCEP và việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do ASEAN cũng mang lại cho nền kinh tế cũng như người dân Việt Nam rất nhiều cơ hội tiềm năng.

Những hiệp định này có thể hỗ trợ việc giảm hàng rào thuế quan khi tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam. Và các hiệp định này cũng kêu gọi việc tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực khác như mua sắm và các dịch vụ chính phủ đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc liên kết các quy định, khung pháp luật chTy o các doanh nghiệp Nhà nước, NCM, quyền công nhân, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Những hiệp định này sẽ đòi hỏi các quy định của pháp luật phải ở mức độ tiêu chuẩn cao.

Tuy nhiên, một số cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn chưa sẵn sàng. Bà Foote chỉ ra lo ngại về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra cho Việt Nam - nơi mà mặc dù việc cải tổ có thể thực hiện một cách dễ dàng nhưng một số thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường thì không.

Đối với Việt Nam, những lĩnh vực gặp phải khó khăn rất rõ ràng như tham nhũng, nền kinh tế hiện tại vẫn phụ thuộc quá nhiều vào tiền mặt. Một nền kinh tế mà một số lượng lớn các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt, các khoản phí và tiền phạt nộp cho chính phủ được thu bằng tiền mặt chính tạo điều kiện cho tham những hoặc trì trệ và đôi khi cả hai. Cần có một hệ thống để thực hiện các công việc thu phí hạ tầng, các khoản thuế và phí hải quan theo luật để từ đó các khoản tiền phải nộp và việc thanh toán được thực hiện một cách minh bạch và được đánh giá thống nhất.

Một vài khó khăn cơ sở khác mà VBF đang làm cùng với chính phủ - nói chung là các quyết định của chính phủ thường rất chậm, thủ tục rất phức tạp và thường nặng nề với số lượng các văn phòng liên quan, các quy định và pháp luật không được thực thi thống nhất, các toàn án yếu kém. VBF đang tìm cách để giải quyết những vấn đề này để cho phép tất cả các công ty cạnh tranh trên giá trị của họ - bao gồm cả tiếp cận nguồn vốn, đất đai và các cơ hội khác, bà Foote cho biết.

Một khó khăn khác liên quan đến cơ sở hạ tầng mềm mà VBF đang phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, nhìn chung là việc các quyết định của Chính phủ thường được đưa ra chưa kịp thời, các thủ tục thường phức tạp, nặng nề với sự tham gia của nhiều cán bộ, các quy định pháp luật không thống nhất với nhau và tính thực thi của tòa án còn chưa hiệu quả. VBF hy vọng rằng các giải pháp để giải quyết các vấn đề này là cho phép tất cả các doanh nghiệp được cạnh tranh dựa trên năng lực của mình.

Số lượng quy định trong một số lĩnh vực đã có sự gia tăng dẫn tới một số khó khăn cho khu vực tư nhân và các thị trường trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và thương mại điện tử, kiểm soát giá cả, giấy phép lao động và về các rào cản nói chung. VBF hy vọng rằng những giải pháp để cho phép và tạo điều kiện sẽ được tập trung trong các chính sách của chính phủ, hơn là áp dụng các biện pháp hạn chế. Điều này có thể giúp chuẩn bị sẵn sàng cho các Hiệp định Thương mại mới và đưa khuôn khổ pháp lý của Việt Nam tiệm cận hơn với khung quy định của các quốc gia thành công khác.

Đối với cơ sở hạ tầng cứng, VBF quan tâm tới thời gian cần để phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng. Như trong lĩnh vực năng lượng, với trọng tâm dường như thiên về tập trung vào kế hoạch tổng thể dài hạn trong khi nhiều nguồn nhiên liệu trong nước chưa được khai thác. VBF hy vọng một hệ thống PPP hiệu quả sẽ được thông qua sớm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn trong giao thông vận tải sẽ góp phần khuyến khích lĩnh vực kinh doanh và du lịch.

Nguồn Theo DVO


Sự kiện