Thứ Sáu | 06/06/2014 07:30

Vào TPP: “Doanh nghiệp được làm những điều Nhà nước không cấm”

Ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công thương nhận xét TPP không cho phép tư duy theo kiểu “cái gì không quản được thì cấm".

Tọa đàm “TPP – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VOCOD) chiều 5/6/2014.

Tại buổi tọađàm, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệpđịnh đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP) đã có buổi trao đổi về những cơ hội,thách thức của Doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP.

Ông Khánh nói,việc gia nhập TPP đem lại cơ hội cải thiện tình hình xuất nhập khẩu cho Việt Nam.Việt Namcó xu hướng nhập khẩu hàng hóa ở một số thị trường “quen” như Đông Á. Về lâudài, chúng ta cần đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạnhàng. Việc đàm phán để gia nhập TPP với nhiều quốc gia trên thế giới để tránhphụ thuộc quá mức vào thị trường nhất định, Việt Nam cũng vậy. Gia nhập TPP cũng làcơ hội để Việt Namtái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, gianhập TPP giúp Việt Nam mở thêm thị trường cho hàng hóa, tham gia chuỗi sản xuấtkhu vực và quốc tế, tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hìnhtăng trưởng; tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, tạonăng lực sản xuất mới, tạo việc làm cho người lao động.

Ông Khánh đặcbiệt nhấn mạnh cơ hội để Việt Namhoàn thiện môi trường thể chế. Ông Khánh nói, lợi ích lớn nhất của TPP đối vớinước ta là thay đổi thể chế. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ được làm những điều màpháp luật không cấm. Nó sẽ cải tạo, cải thiện môi trường thể chế. Các chínhsách minh bạch, công khai sẽ đảm bảo cho môi trường kinh doanh an toàn. Ông nóithêm, trước TPP, các doanh nghiệp chỉ được làm những điều mà pháp luật quyđịnh.

Khi gia nhậpTPP, ông Khánh cho biết các sức ép cạnh tranh sẽ đến từ từ. “Khi đàm phán,chúng tôi đã được nghe nhiều người nói “Không mở cửa được đâu, mở là chết”.Nhưng thực tế các nước ký kết hiệp định với Hoa Kỳ, EU đã “chết” chưa? Ký hiệpđịnh này sẽ là cái tốt cho môi trường cạnh tranh và quốc gia, tôi khẳng địnhkhông có ai đổ vỡ đâu, chỉ phát triển thêm thôi”.

Ông Khánh chỉrõ những thách thức về sức ép cạnh tranh và tác động xã hội; sức ép điều chỉnhhệ thống pháp luật; tư duy quản lý và năng lực quản lý; thách thức về khả năngnắm bắt cơ hội. Trong đó, thách thức lớn nhất là sức ép về điều chỉnh phápluật, năng lực quản lý, Việt Namsẽ phải sửa đổi, điều chỉnh khá nhiều về văn bản pháp luật.

“TPP không chophép tư duy theo kiểu “cái gì không quản được thì cấm, cũng như không được phéptư duy “ông chỉ được phép làm những gì tôi cho làm”, ông Khánh chia sẻ. Ông chỉrõ, Nhà nước chỉ đứng ra làm vai trò của trọng tài, coi doanh nghiệp là đốitượng quản lý và trên báo chí sẽ không có tội “lách luật”.

Đến thời điểmhiện tại, có 12 quốc gia đàm phán TPP, bao gồm Brunei, New Zealand, Singapore,Hoa Kỳ, Australia, Peru, Malaysia, Canada, Mexico, Nhật Bản, Việt Nam. Việt Nam là 1 trong8 thành viên sáng lập, tham gia từ đầu năm 2009.

Tính đến nay,TPP đã diễn ra 22 phiên đàm phán chínhthức, nhiều cuộc đàm phán nhỏ, trong đó có đàm phán cấp Bộ trưởng. Các cuộc đàmphán xoay quanh hơn 30 vấn đề nhằm đạt đến những thỏa thuận sơ bộ về hợp tác vàxây dựng năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì sự pháttriển, gắn kết môi trường chính sách.


Nguồn Theo DVO


Sự kiện