Ảnh: TL

 
Khổng Hiệp Thứ Hai | 13/01/2020 21:23

Vàng vượt rào

Giá vàng vẫn có chiều hướng đi lên trong dài hạn...

Tuần trước, vàng đã tăng gần mức cao nhất 7 năm, khi các nhà đầu tư đổ xô vào kim loại trú ẩn an toàn do căng thẳng Mỹ - Iran leo thang sau vụ Mỹ không kích hạ sát Thiếu tướng Qassem Soleimani của Iran. Trước đó, vàng đã có lúc chạm gần 1.600USD/ounce do các nỗi lo địa chính trị. Trong nước, chỉ trong nửa tháng, giá vàng SJC ở Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn cũng tăng vọt từ 42 triệu đồng lên đỉnh điểm gần 45 triệu đồng/lượng.

Mặc dù ngay sau đó, giá vàng thế giới hạ nhiệt cùng với sự xuống thang của cả hai phía Mỹ và Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, bất ổn toàn cầu tăng cao cùng với tăng trưởng kinh tế thế giới khiêm tốn sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong năm tới. Mặc dù tâm lý nhà đầu tư đối với nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện gần đây, Goldman Sachs lưu ý rằng mối lo ngại về suy thoái vẫn còn tăng cao.

 


Trước đó, hồi tháng 9.2019, Goldman Sachs đã dự báo giá vàng có thể chạm 1.600 USD/ounce trước quý III/2020, đến bây giờ thì điều này gần như là sự thật. Các chuyên gia ở đây cho rằng có 2 động lực làm tăng giá vàng. Đó là các ngân hàng trung ương đang gia tăng mua vàng vào kho dự trữ quốc gia, có lẽ vì Mỹ và Trung Quốc càng kéo dài căng thẳng thì càng thiệt hại cho các nền kinh tế. Đồng thời, các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nắm giữ vàng đang được bơm vốn vào để mua thêm kỷ lục.

Có thể thấy trong hơn 1 thập niên qua, gia tăng dự trữ vàng là xu hướng chung của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Việc này không tác động tới giá vàng trong vài tháng hay vài quý nhưng tính theo vài năm thì có lẽ là có. Theo Hiệp hội Vàng Thế giới, lượng vàng các ngân hàng trung ương mua vào dự trữ mỗi năm chiếm đến 10-15% tổng sản lượng, cao thứ 2 chỉ sau lượng vàng được đúc thành thỏi là 20-30%.

“Tôi nghĩ rằng sức nóng thực sự ở các thị trường mới nổi ngay bây giờ. Các ngân hàng trung ương trên thị trường mới nổi đã bán trái phiếu Mỹ và mua vàng đáng kể. Điều đó đang tiếp diễn”, George Milling-Stanley, Giám đốc Chiến lược State Street Global Advisors, nhận định.

Nắm giữ vàng thỏi trong các quỹ ETF đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4.2013 trong bối cảnh thị trường tài chính tan vỡ với hơn 700 tỉ USD bị xóa khỏi giá trị của cổ phiếu Mỹ. Lập luận về việc sở hữu vàng để bảo vệ sự giàu có của một người trở nên thuyết phục hơn sau khi giá trị thị trường của Chỉ số nợ toàn cầu của Bloomberg Barclays đạt mức kỷ lục 15.000 tỉ USD.
 

 

Do đó, nhiều chuyên gia vẫn tin rằng căng thẳng Mỹ - Iran chỉ là một ngòi châm chứ xu hướng đi lên của vàng là hiện hữu. Trong trung hạn tính bằng năm, xu hướng mua vàng của các ngân hàng trung ương được Goldman Sachs dự báo vẫn là tăng, làm giá vàng nhìn chung vẫn theo chiều hướng đi lên. Nhìn ngắn hơn, trong 1-2 năm tới, các chuyên gia cho rằng cho dù không có suy thoái thì nỗi lo suy thoái cũng như căng thẳng chính trị giữa các nước vẫn còn đó. Theo đó, họ dự báo về sự gia tăng quy mô sở hữu của các quỹ ETF vàng. Giá vàng vẫn được các quỹ này mua thêm và giá vàng sẽ lên nhiều hơn xuống.

 

Tuy nhiên, ông Michael Widmer, chiến lược gia kim loại của Bank of America Merrill Lynch, phân tích trong kịch bản xấu nhất là suy thoái kinh tế, họ chỉ dám dự báo giá vàng có thể chạm tới ngưỡng 2.000 USD/ounce. Trong khi 1 tháng qua, giá vàng đã lên một mạch từ 1.450USD lên gần 1.600USD, khá gần con số 2.000USD trong khi những rủi ro vẫn chưa rõ ràng. Có lẽ tốc độ này là quá nhanh, do đó, nếu như căng thẳng Mỹ - Iran hạ nhiệt thì giá vàng giảm trở lại, cho dù xu hướng chung sau đó được dự báo là nghiêng về chiều đi lên.

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, trái với những lần biến động trước đó chênh lệch mua - bán của Công ty SJC có khi lên đến 1 triệu đồng/lượng để bù đắp rủi ro, thì lần này chỉ chênh lệch chưa tới 500.000 đồng, là mức thông thường. Điều này cho thấy Công ty SJC đánh giá khả năng giá vàng sẽ tiếp tục lên là cao hơn