Thứ Sáu | 23/05/2014 19:21

"Vàng thì quý thật nhưng độc lập chủ quyền dân tộc còn quý hơn vàng"

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định khi được hỏi về "16 chữ vàng" với Trung Quốc.

Tại buổi họp báo diễn ra chiều 23/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra nhữngbằng chứng pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa. Trong đó, Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định Côngthư mà Việt Nam gửi Trung Quốc năm 1958 không hề đề cập đến các quần đảo HoàngSa và Trường Sa. Trên thực tế, chúng nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc quản lý của ViệtNam Cộng hòa khi đó, vì thế công thư không thể là sự công nhận chủ quyền củaTrung Quốc với hai quần đảo như Bắc Kinh viện cớ vin vào.

Buổi họp báo nóng lên trước thông tin ngày 16/5/2014, một quan chứcTrung Quốc cho rằng “Việt Nam đã phân lô 57 lô dầu khí, trong đó có 7 mỏ đã đivào sản xuất và 37 giàn khoan tại các vùng biển tranh chấp”. Tuy nhiên, TrungQuốc lại không đưa ra được một cơ sở pháp lý nào để biện hộ cho quan điểm này.

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết,mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều được thực hiên hoàn toàn trên thềm lục địacủa Việt Nam, được xác định phù hợp với quy định của Công ước Liên hợp quốc vềLuật Biển năm 1982. Thực tế này đã được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng nhưnhiều công ty dầu khí nước ngoài đã ký hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí vớiViệt Nam tại các lô thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Ngoài ra, ông Hậu cũng khẳng định, quan điểm trên của Trung Quốc là biếnkhu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Ý đồ này của Trung Quốc lànhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” bị cả cộng đồng quốc tế lên án.

Theo ông Hậu, Petro Việt Nam đã thực hiện nhiều đợt thăm dò dầu khí trênbiển Đông, kết quả sơ bộ cho thấy trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có khoảng4 -6 tỷ tấn dầu. Khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 nằm sâutrong thềm lục địa của Việt Nam.

“Nếu theo quy trình của việc định vị và các công tác chuẩn bị thì thờigian (3 tuần hạ đặt giàn khoan – PV) đã đủ để tiến hành khoan. Tuy nhiên phíaViệt Nam vẫn chưa thể tiếp cận được vào gần giàn khoan nên chưa thể xác định đượcTrung Quốc đã khoan hay chưa?”, ông Hậu nói.

Cũng tại buổi họp báo,ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia trả lời câu hỏi về“16 chữ vàng”: “Vấn đề chủ quyền lãnh thổ là hết sức thiêng liêng. Vàng thì quýthật nhưng chủ quyền, độc lập dân tộc còn quý hơn vàng”.

Tính đến hôm nay,Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích, chủ động tấn công tàu chấp pháp củaViệt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam, xung quanh khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981.

Theo ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư LệnhTham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đợt cao điểm Trung Quốc đã sửdụng đến 137 tàu ở khu vực, trong đó có 4 tàu chiến và nhiều lượt máy bay quânsự yểm trợ. Trung Quốc sử dụng vòi rồng, phát sóng âm tần, chiếu đèn pha ảnh hưởngđến tàu chấp pháp của Việt Nam. Tàu Việt Nam nhiều lần bị hỏng hóc, phải sửa chữa.

Nguồn Theo DVO


Sự kiện