Thứ Năm | 21/02/2013 15:50
Vàng tăng trở lại, lên 44,9 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC quay đầu tăng 250 nghìn đồng/lượng so với lần cập nhật trước, nhưng vẫn giảm 270 nghìn đồng/lượng so với giá chốt phiên chiều qua.
Lúc 15h50' chiều nay, giá vàng SJC quay đầu tăng 250 nghìn đồng/lượng so với lần cập nhật trước, nhưng vẫn giảm 270 nghìn đồng/lượng so với giá chốt phiên chiều qua. Giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 44,7 – 44,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng thế giới hiện đứng ở 1.568 USD/oz, tăng nhẹ so với lần cập nhật trước.
Lúc 9h27' sáng nay, giá vàng SJC lại giảm thêm 100 nghìn đồng/lượng so với lần cập nhật trước, và giảm 520 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 44,45 – 44,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng thế giới hiện đứng ở 1.560 USD/oz, chênh lệch với trong nước khoảng 5,25 triệu đồng/lượng.
Lúc 8h45’ sáng nay 21/2, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 44,55 – 44,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 420 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Giá vàng SJC tại Hà Nội hiện giao dịch ở 44,55– 44,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
So với thời điểm trước tết nguyên đán, giá vàng SJC giảm khoảng 900 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng thế giới lao dốc phiên giao dịch đêm qua, nhà đầu tư rút lui khỏi vàng khi nền kinh tế Mỹ có thêm dấu hiệu tích cực làm giảm khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Trong biên bản họp tháng 1 của Fed công bố hôm qua, quan chức Fed nhấn mạnh rằng cơ quan này phải sẵn sàng thay đổi tốc độ mua tài sản để theo kịp với tình hình biến động của triển vọng kinh tế. Với tuyên bố này, có khả năng Fed sẽ ngừng gói nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự kiến khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc.
Giá vàng giao ngay theo Kitco hiện đứng ở 1.557,8 USD/oz, quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, vàng thế giới đang ở khoảng 39,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện tăng lên mức 5,45 triệu đồng/lượng.
VnEconomy dẫn lời lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, giá vàng thế giới liên tục giảm mạnh trong 2 tuần qua, trong khi giá vàng trong nước chỉ giảm cầm chừng, thậm chí có lúc tăng, khiến mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quy đổi càng mở rộng.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng, diễn biến trên cũng không bất thường, bởi gần một năm qua giữa hai thị trường không có sự liên thông. Cung - cầu là tác động chính đến diễn biến giá trong nước.
Về cầu, ngoài giao dịch thông thường, đầu năm, mà đặc biệt là ngày vía Thần tài theo quan niệm lấy may của nhiều người dân, nhu cầu mua vàng tăng cao. “Làn sóng” đó đã quen thuộc ở các tỉnh phía Nam, nay cũng đã lan ra phía Bắc. Trong khi đó, thị trường vàng hiện không có nguồn cung mới để tăng lực đáp ứng. Giá càng chênh so với giá thế giới.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, nhiều khả năng trong tháng 3 tới, thị trường sẽ có một nguồn cung từ chuyển đổi, đúng hơn là lượng vàng SJC các tổ chức tín dụng chi trả cho người dân gửi trước đó không phải là vàng SJC. Quy mô nguồn chuyển đổi này khoảng 9 tấn.
Giá vàng thế giới hiện đứng ở 1.568 USD/oz, tăng nhẹ so với lần cập nhật trước.
Lúc 9h27' sáng nay, giá vàng SJC lại giảm thêm 100 nghìn đồng/lượng so với lần cập nhật trước, và giảm 520 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 44,45 – 44,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng thế giới hiện đứng ở 1.560 USD/oz, chênh lệch với trong nước khoảng 5,25 triệu đồng/lượng.
Lúc 8h45’ sáng nay 21/2, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 44,55 – 44,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 420 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Giá vàng SJC tại Hà Nội hiện giao dịch ở 44,55– 44,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
So với thời điểm trước tết nguyên đán, giá vàng SJC giảm khoảng 900 nghìn đồng/lượng.
Biến động giá vàng SJC bán ra 2 tháng qua
Giá vàng thế giới lao dốc phiên giao dịch đêm qua, nhà đầu tư rút lui khỏi vàng khi nền kinh tế Mỹ có thêm dấu hiệu tích cực làm giảm khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Trong biên bản họp tháng 1 của Fed công bố hôm qua, quan chức Fed nhấn mạnh rằng cơ quan này phải sẵn sàng thay đổi tốc độ mua tài sản để theo kịp với tình hình biến động của triển vọng kinh tế. Với tuyên bố này, có khả năng Fed sẽ ngừng gói nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự kiến khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc.
Giá vàng giao ngay theo Kitco hiện đứng ở 1.557,8 USD/oz, quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, vàng thế giới đang ở khoảng 39,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện tăng lên mức 5,45 triệu đồng/lượng.
VnEconomy dẫn lời lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, giá vàng thế giới liên tục giảm mạnh trong 2 tuần qua, trong khi giá vàng trong nước chỉ giảm cầm chừng, thậm chí có lúc tăng, khiến mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quy đổi càng mở rộng.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng, diễn biến trên cũng không bất thường, bởi gần một năm qua giữa hai thị trường không có sự liên thông. Cung - cầu là tác động chính đến diễn biến giá trong nước.
Về cầu, ngoài giao dịch thông thường, đầu năm, mà đặc biệt là ngày vía Thần tài theo quan niệm lấy may của nhiều người dân, nhu cầu mua vàng tăng cao. “Làn sóng” đó đã quen thuộc ở các tỉnh phía Nam, nay cũng đã lan ra phía Bắc. Trong khi đó, thị trường vàng hiện không có nguồn cung mới để tăng lực đáp ứng. Giá càng chênh so với giá thế giới.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, nhiều khả năng trong tháng 3 tới, thị trường sẽ có một nguồn cung từ chuyển đổi, đúng hơn là lượng vàng SJC các tổ chức tín dụng chi trả cho người dân gửi trước đó không phải là vàng SJC. Quy mô nguồn chuyển đổi này khoảng 9 tấn.
Nguồn Khampha