Vàng, dầu và những khủng hoảng của chính phủ Mỹ
Trong lịch sử, trong một vài tuần trước khi lần cuối cùng chính phủ Mỹ phải đóng cửa ngày 16/12/1995 đến 6/1/1996, giá dầu nhìn chung tăng. Giá vàng biến động lên xuống thất thường.
Những thay đổi của giá vàng và dầu thời gian gần đây cho thấy các thương nhân trên thị trường ít quan tâm hơn đến rủi ro thiếu dịch vụ quản lý của chính phủ và thậm chí là vỡ nợ. Hôm thứ 5 tuần trước, cả giá vàng và dầu đều chốt phiên ở mức thấp trong tuần. So với tháng trước, giá vàng giảm khoảng 5% và dầu giảm 4%, tuy nhiên trong đó có một phần nguyên nhân do lo ngại Fed sớm cắt giảm chương trình mua trái phiếu.
Jonathan Citrin, nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn tư vấn đầu tư doanh nghiệp Citrin Group nhận định ông và các nhà đầu tư vàng và dầu thấy cùng quan điểm rằng các tranh luận chính trị tại Washington đã trở thành những việc ngớ ngẩn và thậm chí là lố bịch. Thị trường giảm đáng kể tác động và ảnh hưởng của vấn đề ngân sách hay hoạt động của chính phủ.
Trong thực tế, nếu chính phủ Mỹ không đưa ra thỏa thuận ngân sách trước khi năm tài chính mới bắt đầu 1/10 thì sẽ phải đối mặt với việc tạm thời đóng cửa hoạt động. Bộ trưởng Bộ Tài chính Jacob Lew mới thông báo cần có những bước khẩn cấp tránh nợ chính phủ chạm trần đến ngày 17/10. Tổng thống Obama phát biểu sẽ không đàm phán với đảng Cộng Hòa trong việc nâng trần nợ công nhưng nhà phát ngôn đảng này lại cho biết tổng thống sẽ không có sự lựa chọn nào khác. Citrin nói: "Nhiều nhà đầu tư đang tin vào giả định một thỏa thuận sẽ đạt được vào phút chót, như mọi khi."
Ví dụ lịch sử
Vì vậy, trong khi các nhà chính trị gia tranh luận về vấn đề ngân sách và việc có tăng trần nợ công không và tăng bao nhiều, giá vàng và dầu vẫn gần như đứng yên, biến động ít.
Michael Lynch, chủ tịch hãng nghiên cứu chiến lược kinh tế SEER cho biết: "Giả định khủng hoảng xảy ra, chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ làm tăng tình trạng không chắc chắn và làm tổn thương niềm tin kinh doanh và tiêu dùng, dẫn tới khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế và tăng thất nghiệp". Về cơ bản, trong kiểu môi trường kinh tế như vậy, giá dầu sẽ giảm và giá vàng tăng. Nhưng đối với giá dầu, ông Charles Perry, giám đốc điều hành hãng Perry Management cho biết, ông không kỳ vọng có bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ nay cho đến khi đến hạn thỏa thuận về ngân sách và nâng trần nợ.
Ông Perry cho biết, trong 10 tháng sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa lần gần nhất cuối năm 1995, hoạt động khoan dầu gia tăng và giá dầu cũng tăng nhẹ. Giá dầu giao dịch khoảng 20 USD/thùng cuối đợt đóng cửa ngày 6/1/1996, sau đó giảm xuống dưới 18 USD/thùng cuối tháng đó rồi tăng vọt lên gần 26 USD/thùng cuối tháng 10/1996.
Trong khi đó, giá vàng giảm khoảng 1 tuần trước ngày đóng cửa 16/12/1995 và tăng vọt lên hơn 400 USD/oz đến cuối tháng 1/1996. Giá tăng tiếp nhưng tốc độ tăng chậm hơn giao dịch quanh 415 USD/oz ngày 2/2/1996 trước khi giảm xuống 380 USD/oz sau 8 tháng.
Richard Gotterer, giám đốc quản lý và chuyên gia tư vấn tài chính cao cấp nói:"Kỳ vọng của tôi là sẽ có sự tranh cãi của chính phủ trong vài tuần tới. Giá vàng sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ trong giai đoạn này."
Thỏa thuận hay không thỏa thuận
Brien Lundin, biên tập viên bản tin vàng cho biết ông không tin việc ngừng hoạt động của chính phủ có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với giá vàng. Thay vào đó sự thâm hụt ngân sách dẫn đến chi tiêu ít đi sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá vàng. Ông thừa nhận nhiều nhà đầu tư vàng đang đề cao nhu cầu trú ẩn an toàn sau những vấn đề về ngân sách trên nhưng đó chỉ là "chiến lược cụt". Những sự kiện tác động mạnh đến giá vàng gần đây diễn ra rất ngắn và hầu hết các nhà đầu tư không đủ nhanh nhẹn để thu được lợi nhuận từ đó.
Đối với dầu, việc đóng cửa chính phủ không quan trọng để làm tổn thương nhiều đến giá. James Williams, nhà kinh tế học năng lượng tại WTRG Economics cho rằng việc đóng cửa chính phủ chỉ thực sự ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và làm chậm tăng trưởng trong dài hạn. Giá vàng có thể sẽ giảm, nếu không có những biến động tại Trung Đông và Bắc Phi thì giá dầu chỉ xuống dưới 100 USD/thùng.
Tuy nhiên, nếu chính phủ phải đóng cửa với thời gian lâu hơn trong lịch sử thì các chuyên gia chưa đưa ra được bất cứ dụ đoán gì. Ông Perry nói: "Nếu do một vài lý do chính phủ đóng cửa hoặc bế tắc trần nợ công kéo dài hơn trước kia, khoảng 3 tháng hay nhiều hơn, chúng tôi không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra."
Nguồn Dân Việt/Marketwatch