Vai trò của hoạt động R&D trước những thách thức nông nghiệp
Ước tính vào quý 3 năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6,9%, trong đó 3,7% là từ tăng trưởng Nông nghiệp. Vì thế, việc “o bế” và tập trung phát triển khối ngành này luôn là mục tiêu cần thiết để duy trì một nền kinh tế khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, khái niệm tập trung phát triển nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc gia tăng quy mô và lưu lượng sản xuất, mà còn đòi hỏi những bước tiến về mặt chất lượng. Định nghĩa “nghề nông” giờ đây không còn đơn thuần là những cá thể trực tiếp tham gia trồng trọt - chăn nuôi mà còn là các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), vì lợi ích đem lại năng suất cao và hiệu quả cho mùa màng.
Nhờ công tác R&D, nhiều cải tiến mới đã ra đời góp phần nâng cao chất lượng sản xuất, đảm bảo người làm nghề đáp ứng đủ sản lượng lẫn chất lượng cây trồng. Điều này đã góp một phần không nhỏ trong việc củng cố an ninh lương thực của quốc gia. Không những thế, một khi được áp dụng các thành tựu từ những nghiên cứu mới, cây trồng sẽ đối phó tốt hơn với diễn biến bất thường của thời tiết đồng thời tránh được những tác động của xấu môi trường, tạo cho ngành tiền đề để phát triển bền vững. Việt Nam là đất nước đi lên từ Nông nghiệp, tuy vậy để có thể khai phá triệt để những tiềm năng và triển vọng trong trồng trọt vẫn còn là điều bỏ ngõ. Nếu biết đầu tư và xem trọng nghiên cứu phát triển Nông nghiệp, chắc chắn rằng trong tương lai ngành Nông nghiệp sẽ phát huy được những thế mạnh của mình và đem lại lợi ích đáng kể cho người nông dân.
Công tác R&D đem đến nhiều cải tiến góp phần nâng cao chất lượng sản xuất |
Một trong những thành quả tiêu biểu của công tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp là sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV). Tuy nhiên, thuốc bảo vệ thực vật dần cũng phải hứng chịu nhiều tranh cãi về tính ảnh hưởng đối với sức khoẻ và an toàn người dân. Vậy đâu là thực hư? Thực tế cho biết, để phát triển, cây trồng phải cạnh tranh dưỡng chất và ánh sáng với 30.000 loại cỏ dại khác nhau, 10000 loại côn trùng, cũng như một loạt các bệnh do nấm, vi khuẩn và vi rút gây ra.
Trường hợp không sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật, cây trồng bị suy giảm năng suất, gây xói mòn và khả năng mất nước cao. |
“Thuốc BVTV với cây trồng cần thiết giống như thuốc cho người, cho thú y”, TS Nguyễn Kim Vân nhận xét. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy, người sử TBVTV hiện nay chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về công năng và đặc tính của thuốc, dẫn đến sai lầm trong cách hay liều lượng sử dụng.
Việc phát triển một sản phẩm bảo vệ thực vật chưa hề là một điều đơn giản. Để điều chế thành công, người ta phải đảm bảo được tất cả các tiêu chí về sức khoẻ và môi trường. Theo thống kê, chỉ có 1-2 trên 1500 mẫu thuốc được lựa chọn đưa vào sử dụng. Một sản phẩm phải mất 10-14 năm nghiên cứu phát triển, tiêu tốn hơn 250 triệu Euro để có thể đưa vào bày bán và sản xuất.
Mô hình “Much more rice” của Bayer Việt Nam đẩy mạnh lợi ích từ hoạt động nghiên cứu, phát triển nông nghiệp |
Bayer trong nhiều năm qua đã là thành viên của CropLife Việt Nam. Cùng tổ chức, tập đoàn đã đóng góp trong việc nâng cao nhận thức của người dân về thuốc bảo vệ thực vật thông qua các khoá tập huấn và tài liệu hướng dẫn. Hằng năm, Bayer đầu tư 1 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu phát triển nông nghiệp, trong đó phải kể đến chương trình “Much more rice". Nhờ vào giống lúa lai và các sản phẩm bảo vệ mùa màng trong chương trình, sản lượng nông sản đã tăng lên đến 30%. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 300.000 đến 400.000 nông dân được hưởng lợi từ giải pháp này. “Dẫn đầu trong việc đổi mới, cung cấp giải pháp tích hợp là cơ sở để mở khoá hoàn toàn tiềm năng của ngành nông nghiệp. Đồng thời, Bayer cũng đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ mang tính dài hạn nhằm nâng cao nhận thức nông dân và đóng góp vào phát triển bền vững của nền nông nghiệp,” anh Bùi Văn Kịp, Giám đốc Kỹ thuật và Đăng ký sản phẩm của Bayer Việt Nam nói