UX là khoa học, trải nghiệm và cuộc sống
Cuộc thi AmazingUX đã bắt đầu bước vào chặng 2 với hai buổi workshop diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh (ngày 21/04) và Hà Nội (ngày 23/04) với sự tổ chức của Applancer TopDev. Vào thời gian diễn ra buổi workshop, khán phòng của chương trình đã chật kín người tham dự. Họ là những người đã và đang thực hiện các dự án thiết kế sản phẩm từ web cho đến mobile. Tất cả mọi người đã có mặt rất đông đủ từ sớm để cùng các diễn giả chia sẻ những kinh nghiệm mà họ đúc kết được trong thời gian qua. Hãy cùng điểm qua các điểm nổi bật tại buổi workshop về UX với sự tham gia của hơn 500 người diễn ra ở cả hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhé.
Như chúng ta đã biết, thiết kế UX không hề có một trường lớp nào cụ thể, đặc biệt là ở Việt Nam. Vì vậy những kiến thức của các diễn giả chia sẻ có thể xem là những kiến thức thực tiễn nhất mà các bạn thí sinh cũng như người tham dự workshop có thể tích luỹ làm một hành trang vô giá cho con đường phát triển tương lai của mình.
Mở đầu cho phần chính của Workshop tại Hồ Chí Minh là những kiến thức rất thực tế về UX của anh Tùng Jacob, hiện đang là PM tại Thế Giới Di Động, người từng có nhiều năm phát triển các sản phẩm từ web đến mobile cho hàng triệu user.
Anh cho biết, khi thiết kế trải nghiệm người dùng chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến khả năng tiếp nhận của người dùng đối với sản phẩm của bạn nếu bạn không muốn người dùng của mình nhảy sang dùng ứng dụng của đối thủ, một ứng dụng có thể đơn giản hơn nhưng lại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một số sản phẩm quá đơn giản cũng có thể gây khó khăn cho người dùng vì họ không thể hiểu được những icon trong app muốn nói gì.
Một bạn khán giả – đặt câu hỏi ngay tại chỗ cho diễn giả. |
Theo đó, anh Bùi Hải An, CEO – Silicon Straits cũng chia sẻ thêm về sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và tâm lý học đằng sau những thiết kế UX. Anh An cho biết: để làm được điều đó bạn cần phải thật sự trải nghiệm sản phẩm hơn, trải nghiệm cả những sản phẩm tương tự để có một góc nhìn sâu hơn cho các thiết kế mà mình sẽ làm.
Cách đặt câu hỏi cho những người dùng của mình cũng là một trong những kỹ năng mà các bạn làm UX design cần chú ý. Bạn cần phải biết mình sẽ hỏi gì? Hỏi như thế nào? Và tìm kiếm câu trả lời ở đâu? Những câu hỏi đó phải là một động lực giúp người dùng có thể cảm nhận về sản phẩm của bạn, cũng như nói lên được các nhu cầu mà mình muốn có ở một sản phẩm.
“UX không đơn thuần là thiết kế nhưng nó thật sự là cuộc sống và phải tồn tại trong từng hơi thở của mỗi người chúng ta” anh Hồ Việt Hải, CEO Triip.me trải lòng.
Anh Hồ Việt Hải tương tác tích cực cùng khán giả của mình |
Bên cạnh đó, anh Hải còn chia sẻ những kinh nghiệm về việc tích hợp tính năng thanh toán SMS 100.000 đồng đầu tiên dành cho ứng dụng Miki, tính năng đã tạo nên sự khác biệt vô cùng lớn cho ứng dụng này so với các ứng dụng tương tự trên thị trường. Anh tin rằng ngoài việc học các nguyên lý thiết kế, việc tìm hiểu những kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác chắc chắn sẽ đem lại được nhiều góc nhìn cũng như ý tưởng cho các nhà thiết kế UX trong tương lai.
Song song đó, ở Hà Nội, các bạn thí sinh của chúng ta cũng rất háo hức đón chào sự góp mặt của các diễn giả như anh Nguyễn Kim Đính, anh Tùng Jacob, anh Quang Phowr và anh Chu Kiệt. Chúng ta hãy cũng điểm lạ một số hình ảnh tại Hà Nội.
Thiết kế UX luôn cần có một sự hoà quyện tinh tế giữa khoa học và các xúc cảm của con người. Một số chuyên gia vẫn thường tâm niệm rằng “less is more” như một phương châm cho các sản phẩm thiết kế của mình. Thật vậy, chúng ta có thể xem một câu nói rất nổi tiếng của David Karp - người sáng lập Tumblr, như một đúc kết cuối cùng, một kim chỉ nam cho các định hướng mà chúng ta cần biết về thiết kế trải nghiệm người dùng.
Cứ mỗi tính năng chúng tôi thêm vào, chúng tôi lại bỏ bớt một tính năng cũ ra, có rất nhiều site lớn hiện nay đang không làm điều đấy, và đó là một vấn đề.
Các buổi workshop UX360 khép lại, đánh dấu việc sự kiện AmazingUX đang chuẩn bị bước sang các mốc thời gian mới. Qua những buổi chia sẻ về trải nghiệm người dùng, Ban Tổ Chức sự kiện cũng như Ban Giám Khảo mong muốn hỗ trợ các thí sinh của cuộc thi tìm thấy những ý tưởng và đem đến những điểm nhấn nổi bật hơn trong bài dự thi của mình.
Hơn hết, để đáp ứng thời gian chuẩn bị bài dự thi được tốt nhất cho các bạn thí sinh AmazingUX, Ban Tổ Chức đã cân nhắc và đi đến quyết định gia hạn thời gian nộp bài UX Audit đến 23g59 ngày 06 tháng 05 năm 2016. Hi vọng rằng, các bạn sẽ tận dụng tốt cơ hội này để đem lại những sản phẩm xuất sắc nhất và giành các giải thưởng hấp dẫn từ chương trình. Chúc các bạn sớm hoàn thành bài UX Audit và gửi đến Ban Giám Khảo tại contact@applancer.net nhé.