Thứ Bảy | 06/07/2013 13:45

Ưu đãi thuế quan của EU: Nhiều cơ hội và thách thức

Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU đang phát triển nhanh và EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (quy chế GSP) sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa của các quốc gia đang phát triển tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam vẫn nằm trong danh sách hưởng ưu đãi GSP của EU. Số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi tăng lên.

Tuy nhiên, tiêu chí trưởng thành mới sẽ khiến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cónguy cơ không được hưởng ưu đãi GSP. Quy chế GSP mới này có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.

Đây là nội dung được EU công bố tại hội thảo "Quy chế GSP mới của EU: Cơ hội cho doanh nghiệp ViệtNam" tổ chức vào ngày 5/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU đang phát triển nhanh và EU hiện là một trong nhữngđối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng ở mức15-20%/năm.

Từ năm 1995-2012, kim ngạch thương mại hai bên đã tăng 20 lần, từ 1,5 tỷ USD lên 29 tỷ USD. Riêngnăm 2012 lần đầu tiên EU vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thịtrường lớn cho một số mặt hàng chủ lực như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêudùng...

Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam-EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trựctiếp, trong đó cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển dần sang hướng tăng tỷ trọng hàng hóachất lượng cao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ; giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, nôngsản thô.

Theo ông Franz Jessen, Đại sứ đồng thời là Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, sự tăng trưởng mạnh mẽcủa xuất khẩu Việt Nam vào EU một phần là nhờ vào những lợi ích mà quy chế GSP mang lại, điển hìnhkhoảng hơn 49% kim ngạch xuất khẩu giày dép được hưởng thuế ưu đãi từ quy chế này.

Năm 2014, một số sản phẩm xuất khẩu, trong đó có cả giày dép được hưởng mức thuế ưu đãi hơn theoquy chế GSP mới sẽ thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam vào EU.

Với quy chế GSP hiện hành, Việt Nam đã tận dụng được các ưu đãi, nhưng cần đẩy mạnh khai thác hiệuquả ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng bằng việc nắm bắt các cơ hội từ quy chế GSP.

Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù tiêu chítrưởng thành trong quy chế GPS mới của EU nâng từ 15% lên 17% đối với các nhóm hàng hóa (trừ dệtmay nâng từ 12,5% lên 14,5%), nhưng thách thức đối với Việt Nam lại tăng đáng kể do rất nhiều nướcbị loại bỏ khỏi danh sách hưởng quy chế GSP mới của EU. Vì thế, thị phần hàng nhập từ Việt Nam cókhả năng tăng lên rất nhiều trong tổng nhập khẩu được hưởng quy chế GSP và đạt ngưỡng trưởng thành,dẫn đến không được hưởng ưu đãi nữa.

Từ thực tế này, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp cần tăng cường tham vấn với Bộ Công Thương, theodõi tiến trình đàm phán các vấn đề liên quan đến thương mại giữa Việt Nam-EU để điều chỉnh chiếnlược thị trường linh hoạt; thông báo kịp thời những vướng mắc khi tiếp cận thị trường; đồng thờiphối hợp cùng Bộ vận động EU tiếp tục dành những ưu đãi từ quy chế GSP.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho biết, các nướcđang áp dụng quy chế GSP cho Việt Nam gồm EU, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ và Liên minh thuế quanNga-Kazakhstan-Belarus.

Thực tế cho thấy, lợi ích của quy chế GSP là mức thuế nhập khẩu được giảm thấp, tăng năng lực sảnxuất, giải quyết việc làm và đảm bảo tăng trưởng.

Thông qua tận dụng quy chế GSP, nhiều mặt hàng của Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh trên cácthị trường xuất khẩu, trong đó thị trường EU chiếm tỷ trọng khoảng 15% và Nhật Bản chiếm tỷ trọngkhoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, quy chế GSP cũng có những hạn chế nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững các quyđịnh như quy tắc xuất xứ, tiêu chí trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh. Đồng thời, trong một sốtrường hợp quy chế GSP thường kèm theo những điều kiện phi kinh tế, danh mục và mức thuế không cốđịnh mà được điều chỉnh có định kỳ.

Nhiều chuyên gia tại hội thảo nhận định, trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vàonền kinh tế thế giới, cùng với việc tận dụng, tranh thủ lợi thế từ việc tham gia các hiệp định, quychế cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng đến nângcao sức cạnh tranh. Trong đó, nhằm tận dụng hiệu quả quy chế GSP của EU, phải đảm bảo hiểu rõ bađiều kiện cơ bản: hàng hóa đáp ứng đầy đủ các quy tắc xuất xứ, vận chuyển thẳng từ nước thụ hưởngđến EU và cung cấp bằng chứng về xuất xứ hàng hóa phù hợp của quốc gia thụ hưởng.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện