Thứ Tư | 02/04/2014 23:13

UB giám sát tài chính quốc gia: Kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng đã liên tục mạnh lên kể từ quý 2/2013 sau khi đã giảm liên tục từ quý 1/2011.

Đó là đánh giá đầu tiên của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) trong báo cáo "Tình hìnhkinh tế Việt Nam quý 1 và dự báo cả năm 2014" vừa được công bố ngày 1/4.

Báo cáo cho thấy tăng trưởngGDP quý 1/2014 đạt 4,96%, cao hơn so vớimức lần lượt là 4,76% và 4,75% của cùng kỳ hai năm trước, nhờ sự phục hồi của khu vực nông, lâm,thủy sản và công nghiệp và xây dựng.

Bóc tách yếu tố mùa vụ trong tăng trưởng GDP hàng quý cho thấy tốc độ tăng trưởng đãliên tục mạnh lên kể từ quý 2/2013 sau khi đã giảm liên tục từ quý 1/2011.

Các chỉ số cơ bản của Việt Nam

NFSC cho rằng xu hướng này sẽ được duy trì trong 3 quý cuối của năm 2014 nhờ hiệu ứng từ cácgiải pháp hỗ trợ tổng cầu như tăng đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, giảm lãi suất. Do vậy, triểnvọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn.

Hoạt động kinh tế nhìn chung cải thiện

Đánh giá cụ thể về nền kinh tế trong quý 1, NFSC nhận định hoạt động sản xuất tiếp tục có chuyểnbiến tích cực, thể hiện qua các số liệu như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục xuhướng tăng nhanh hơn kể từ quý 2/2013; Chỉ số PMI tháng 2 đứng trên trên ngưỡng 50trong 6 tháng qua; Nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất tiếp tục xu hướngtăng kể từ tháng 9/2013 và tăng mạnh trong quý 1/2014.

Trong khi đó,xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trưởng. Trong quý1/1014, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ nămtrước và là mức xuất siêu lớn nhất kể từ năm 2010. Xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng độtphá so với các nước trong khu vực ASEAN.

Tình hình của doanh nghiệp cải thiện trong quý 1, với các chỉ số về khả năng trả nợcủa doanh nghiệp đạt mức tốt nhất kể từ đầu năm 2012, tỷ số thanh toán hiện thời vàthanh toán nhanh và lãi vay đều được cải thiện đáng kể với mức lần lượt là 1,42 lần, 0,87 lần và2,85 lần, tỷ lệ nợ/tổng vốn giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2008 là 59,79%, hiệu quả sản xuất kinhdoanh cải thiện với ROA và ROE tăng tương ứng 5,1 và 2,3 điểm phần trăm so với năm 2012.

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Điều đó được thể hiện qua việc mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách có triển vọng khá hơn, hệthống ngân hàng chuyển biến khá, niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố, thịtrường chứng khoán khởi sắc.

CPI cuối quý 1/2014 chỉ tăng 0,8% so với cuối năm 2013 và 4,83% socùng kỳ năm trước, là mứctăng thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây.

Lạm phát giảm tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất. Tính đến ngày 23/3, lãi suất huy động đãgiảm 0,5-0,8 điểm phần trăm so với đầu năm đối với các kỳ hạn ngắn và giảm 0,2-0,5 điểm phần trămđối với các kỳ hạn dài. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Mặc dù chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ thu hẹp, tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấyniềm tin vào đồng VND đang được củng cố.

Đối với hệ thống ngân hàng, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng đang được cải thiện, nợxấu cơ bản đã được kiểm soát, thanh khoản của hệ thống khá tốt.

Về ngân sách, thu nội địa tăng cao so với cùng kỳ nhờ khu vực doanh nghiệp được cải thiện. Lũykế quý 1/2014, tổng thu cân đối NSNN đạt 195,07 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm, cao hơn sovới cùng kỳ 2 năm trước.

Niềm tin nhà đầu tư được củng cố

NFSC cho biết kinh tế vĩ mô ổn định và tình hình doanh nghiệp cải thiện giúp củng cố niềm tincủa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chỉ số CDS, phản ánh đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đối với mức độ rủi ro củatrái phiếu chính phủ, giảm xuống dưới 230 trong quý 1/2014 từ mức khoảng 300 vào cuốiquý 3/2013.

Khu vực tư nhân có xu hướng quay trở lại đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Theo điềutra của NFSC trong tháng 2, 17% số hộ gia đình được hỏi có dự định đầu tư vào sản xuất, tăng so vớimức 6% ghi nhận vào cuộc điều tra giữa năm 2013.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng liên tiếp và được xếp vào thị trường có mức tăng trưởngmạnh nhất trên thế giới trong quý 1/2014. Tính đến ngày 25/3, chỉ số VN-Index đã tăng 19% so vớicuối năm 2013 lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2009.

Thị trường bất động sản có chuyển biến khá hơn đôi chút, với giá trị tồn kho giảm liên tiếp tạicả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Khó khăn, thách thức

NSFC cũng nêu ra những khó khăn thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt: tổng cầu phục hồichậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng, nông sản chịu áp lực giảm giá, động lựctăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổng mức bán lẻ lại trừ yếu tố giá trong quý 1 tăng 5,1%, chỉ cao hơnđôi chút so với mức tăng 4,5% và 5% của cùng kỳ các năm 2013 và 2012.

Đầu tư tư nhân chưa cải thiện nhiều, dựa trên mức tăng trưởng tín dụngâm trong quý 1, trong khi đầu tư phát triển giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực nông nghiệp gặp khó khăn về đầu ra và giá. Mặc dù sản xuất lúagạo được mùa nhưng đầu ra cho cây lúa vẫn là thách thức, nhất là khi giá gạo xuất khẩu có thể chịusức ép từ việc Thái Lan chấm dứt chương trình trợ giá lúa gạo và Trung Quốc có chủ trương tự túclương thực.

Động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuấtkhẩu (không kể dầu thô) của khu vực này đã tăng 18,9% so cùng kì 2013, cao hơn nhiều so với mức2,8% của khu vực kinh tế trong nước.

Trước thực trạng đó, NFSC khuyến nghị chính phủ cần thực hiện các giải pháp tái cơ cấu kinh tếnhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, trong khi quan tâm hỗ trợ tổng cầu, khai thông thị trường tiêuthụ hàng hóa, hỗ trợ cho nông dân về giá nông sản, giảm lãi suất và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp,người sản xuất tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra, cũng cần phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư ngân sách và trái phiếu chính phủ, chủđộng điều tiết giá hàng hóa cơ bản, dịch vụ và tỷ giá và điều tiết tổng cầu thông qua phối hợpchính sách tiền tệ - tài khóa một cách thích hợp để hướng tới mục tiêu lạm phát đã định.

Nguồn NDH


Sự kiện