Tương lai mờ mịt cho giá vàng
Trong tuần kết thúc ngày 1/3, giá vàng đã nối tiếp tuần giảm thứ 4 liên tiếp và chạm mức thấpnhất kể từ tháng 7/2012. Trước đó một ngày, giá kim loại quý này cũng đã kết thúc tháng 2 với thánggiảm thứ 5 liên tiếp - chuỗi thời gian giảm dài nhất kể từ năm 1996.
Động thái bán ra liên tục của các quỹ đầu tư lớn, các khách mua vàng vật chất quan trọng ở châuÁ ngày càng tỏ ra thờ ơ với vàng cộng với những tác động từ các gói kích thích kinh tế không cònnhư trước đây khiến người ta liên tưởng tới khả năng vàng sẽ chấm dứt kỷ nguyên tăng giá lâu nhấtkể từ những năm 1920 của thế kỷ trước trong năm 2013.
Các quỹ mạnh tay bán vàng
Theo số liệu mà công ty môi giới INTL FCStone tổng hợp, các quỹ đầu tư, từ lớn đến nhỏ, đã liêntục bán vàng trong hơn 1 tháng trở lại đây. Còn theo cập nhật của Bloomberg, các quỹ đã giảm lượngvàng nắm giữ tới hơn 100 tấn kể từ đầu năm tới nay, đưa lượng nắm giữ xuống mức thấp nhất trongvòng 5 năm qua.
Dữ liệu được đăng tải trên website của quỹ SPDR Gold Trust thì cho thấy quỹ đầu tư tín thác bằngvàng lớn nhất thế giới này đã bán vàng 11 phiên liên tiếp, tổng cộng hơn 77 tấn - chuỗi ngày bán radài nhất kể từ khi quỹ ra đời vào năm 1994. Kể từ đầu năm 2013 tới nay, lượng vàng bán ròng củaSPDR lên tới 96 tấn, đúng bằng tổng số vàng đã mua ròng trong năm 2012.
Nhu cầu của châu Á giảm
Khác với những năm trước, mỗi khi giá vàng thế giới sụt giảm mạnh là cơ hội để các khách hàngchâu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, nhảy vào thị trường thu gom hàng giá rẻ. Năm nay, nhu cầuvàng ở các thị trường này đã sụt giảm mạnh.
Ở Ấn Độ, chính sách đánh thuế nặng lên hoạt động nhập khẩu vàng khiến cho giá vàng nội địa trởnên đắt đỏ hơn rất nhiều so với thị trường thế giới đã làm giảm nhu cầu mua vàng của người dân nơiđây. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm ngoái, tiêu thụ vàng của nước này chỉ đạt864,2 tấn, giảm mạnh so với mức xấp xỉ 1.000 tấn của năm 2011. Dự báo nhu cầu sẽ tiếp tục giảm mạnhtrong những tháng đầu năm 2013 do thuế nhập khẩu vừa mới tăng thêm 50% kể từ tháng 1.
Còn tại Trung Quốc, nước này đã không thể vượt qua Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ vàng lớnnhất thế giới năm qua vì nhu cầu thấp hơn dự kiến. Tổng lượng vàng tiêu thụ của quốc gia đông dânnhất thế giới chỉ dừng lại ở mức 776,1 tấn, thấp hơn gần 90 tấn so với ở Ấn Độ.
Chính sách kích thích kinh tế ít tác động lên giá vàng
Ngoại trừ chương trình nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là còn tác độngđáng kể tới giá vàng, các chính sách kích thích nền kinh tế của các quốc gia khác như Nhật Bản,Trung Quốc gần như không ảnh hưởng tới thị trường vàng trong thời gian gần đây.
Nhưng những kỳ vọng về các chương trình của Fed cũng đang dần bị xóa nhòa khi các quan chức hàngđầu của cơ quan này thời gian qua liên tục đề xuất nên dừng lại hoặc giảm tốc độ của gói mua tàisản trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng đang áp dụng. Nguyên nhân là do nền kinh tế đã hồi phục trong khiáp lực cắt giảm chi tiêu ngày một lớn.
Và mới ngày 1/3, tổng thống Barack Obama đã ký lệnh cắt giảm chi tiêu tự động mà ông cảnh báo nócó thể gây tổn hại tới nền kinh tế Mỹ sau khi các nhà làm luật không đạt được thỏa thuận ngân sách.Đây được xem như một đòn giáng lên tâm lý của nhà đầu tư vàng bởi điều đó đồng nghĩa với khả nănggiảm phát rất cao - điều sẽ khiến cho vàng mất giá.
Giá có thể xuống 1.550 USD/ounce ngay tuần đầu tháng 3
Theo nhận xét của các chuyên gia, nhà quản lý quỹ tham gia cuộc khảo sát hàng tuần của Kitco,giá vàng có thể chịu áp lực giảm tiếp trong tuần tới do áp lực bán tháo từ các quỹ. Thêm vào đó,nhiều nhà đầu tư giờ đây có tâm lý bán vàng khi giá lên nhiều hơn là mua vàng khi giá xuống nên mỗikhi vàng có tín hiệu đi lên lại bị bán mạnh, khiến cho không thể duy trì được đà tăng ổn định.
Rất có thể, kim loại quý này sẽ rơi xuống vòng 1.550 USD/ounce trong vài phiên tới và mức nàyđược giữ vững thì cũng chỉ dao động trong vùng từ 1.550 - 1.600 USD/ounce. Trường hợp xấu hơn, nếuvàng chọc thủng ngưỡng hỗ trợ 1.550 USD/ounce - mức thấp của gần 8 tháng qua, thì sẽ đối diện vớikhả năng rơi tự do.
Nguồn CafeF