Thứ Hai | 21/01/2013 17:14
Tuần này các bộ họp để hoàn thiện nghị quyết về FDI
Mục tiêu của Việt Nam năm 2013 là thu hút khoảng 13-14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký.
Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong tuần này, Bộ sẽ họp với các bộ ngành khác về việc hoàn thiện đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020, để trình Chính phủ ban hành dưới hình thức một nghị quyết.
Đây là việc cụ thể hóa nội dung của nghị quyết phiên họp Chính phủ cuối tháng 12/2012 vừa qua.
Theo nghị quyết này, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng "đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có tác động lan tỏa đến các khu vực của nền kinh tế, bổ sung và khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội".
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn "chưa đạt được yêu cầu đề ra, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, công tác quản lý nhà nước còn bất cập, hệ thống thể chế, chính sách chưa đồng bộ".
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và phát huy vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra là cần khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cả thu hút và quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; cải thiện môi trường đầu tư để có tính cạnh tranh cao hơn, nhất là trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Chính vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020 theo hướng làm rõ các cơ chế, chính sách gắn với những tiêu chí cụ thể để thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc, đặc biệt là các dự án xử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng ít năng lượng, có giá trị gia tăng và giá trị kinh tế - xã hội cao.
Chính phủ cũng yêu cầu bộ này soạn thảo đề án trong đó quy định rõ những cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, phân công các bộ, cơ quan liên quan chủ trì nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đó nhằm tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ ràng, bảo đảm môi trường đầu tư của nước ta "không kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới".
Phát biểu với báo giới tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng 1/2012, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết mục tiêu của Việt Nam năm 2013 là thu hút khoảng 13-14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, cao hơn so với mức 12,7 tỷ USD đã đạt được trong năm 2012.
Song hành với mục tiêu vốn đăng ký, mục tiêu vốn thực hiện cũng được đề ra ở mức 10,5-11 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 12,2 tỷ USD đạt được trong năm 2012, một mức khá cao trong bối cảnh khó khăn của dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Đây là việc cụ thể hóa nội dung của nghị quyết phiên họp Chính phủ cuối tháng 12/2012 vừa qua.
Theo nghị quyết này, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng "đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có tác động lan tỏa đến các khu vực của nền kinh tế, bổ sung và khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội".
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn "chưa đạt được yêu cầu đề ra, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, công tác quản lý nhà nước còn bất cập, hệ thống thể chế, chính sách chưa đồng bộ".
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và phát huy vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra là cần khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cả thu hút và quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; cải thiện môi trường đầu tư để có tính cạnh tranh cao hơn, nhất là trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Chính vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020 theo hướng làm rõ các cơ chế, chính sách gắn với những tiêu chí cụ thể để thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc, đặc biệt là các dự án xử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng ít năng lượng, có giá trị gia tăng và giá trị kinh tế - xã hội cao.
Chính phủ cũng yêu cầu bộ này soạn thảo đề án trong đó quy định rõ những cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, phân công các bộ, cơ quan liên quan chủ trì nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đó nhằm tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ ràng, bảo đảm môi trường đầu tư của nước ta "không kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới".
Phát biểu với báo giới tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng 1/2012, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết mục tiêu của Việt Nam năm 2013 là thu hút khoảng 13-14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, cao hơn so với mức 12,7 tỷ USD đã đạt được trong năm 2012.
Song hành với mục tiêu vốn đăng ký, mục tiêu vốn thực hiện cũng được đề ra ở mức 10,5-11 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 12,2 tỷ USD đạt được trong năm 2012, một mức khá cao trong bối cảnh khó khăn của dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Nguồn Vneconomy