Tự doanh: Một “cuộc chiến” khác của SSI và HSC
Không chỉ cạnh trạnh khốc liệt trong mảng dịch vụ môi giới chứng khoán với những cuộc soán ngôithị phần trên cả hai sàn, SSI và HSC còn so kè nhau trong một mảng kinh doanh tốn nhiều chất xámkhác là tự doanh.
Báo cáo tài chính quý II được công bố của cả hai công ty đã thể hiện những con số liên quan đếnhoạt động này: quy mô đầu tư, hiệu suất và phân bổ danh mục hiện tại
HSC với quy mô đầu tư nhỏ hơn SSI nhưng thể hiện một hiệu suất đầu tư đáng kinh ngạc!
Trong 6 tháng đầu năm hoạt động tự doanh của HSC đạt 129 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế dựa trênnguồn tài sản trung bình chỉ là 523 tỷ đồng (đầu năm: 353 tỷ; cuối tháng 6: 693 tỷ).
Danh mục đầu tư tài chính của HSC hiện gồm 44,5 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết; 132 tỷ đồng cổ phiếuchưa niêm yết và 560 tỷ đồng trái phiếu.
Tổng cộng giá trị sổ sách là 737 tỷ đồng, các khoản lỗ so với giá trị thị trường đang được dựphòng 45,4 tỷ.
Trong khi đó SSI, quy mô đầu tư lớn hơn HSC đến 4 lần. Đến cuối tháng 6, phân bổ tài sản chohoạt động tự doanh của SSI là 2.936 tỷ đồng, giảm hơn 600 tỷ so với đầu năm.
Trong nửa đầu năm, tự doanh mang lại cho SSI khoảng 500 tỷ đồng doanh thu và khoảng 420 tỷ đồnglợi nhuận trước thuế.
Hiện tại, danh mục đầu tư của SSI bao gồm khoảng 1.580 tỷ tự đầu tư và gần 1.250 tỷ ủy thác,phần lớn qua SSIAM.
Phần ủy thác này hiện có lãi phải thu lên đến 480 tỷ đồng và SSI cũng đang phải trích lập dựphòng gần 200 tỷ đối với số vốn ủy thác này.
Đối với khoản tự đầu tư, SSI bỏ nhiều nhất vào Công ty Cao su HAGL (523,6 tỷ) và đang phải dựphòng 174,5 tỷ đồng, tăng thêm 36 tỷ so với đầu năm.
Các khoản đầu tư vào công ty Đường Mặt Trời, SSIAM và quỹ thành viên SSI chiếm 357 tỷ đồng vàkhông phải dự phòng.
Còn lại SSI đầu tư trái phiếu 335 tỷ đồng và cổ phiếu niêm yết (267 tỷ đồng); chưa niêm yết (121tỷ đồng). Tổng dự phòng công ty phải trích lập cho các khoản đầu tư này khoảng 81 tỷ đồng.
Nguồn BizLive