Thứ Hai | 21/10/2013 09:46

Tự do thương mại giúp đáp ứng nhu cầu lương thực châu Á

Cung có gặp cầu không nếu các nhà lãnh đạo xóa bỏ đi hàng rào phi thuế quan và những nhiễu loạn thị trường?
Sự tăng trưởng kinh tế châu Á rõ ràng là một điểm tốt, nhưng nó vẫn cho thấy nhiều thách thức mới,

Trong số đó, điều gây áp lực nhất là làm thế nào để châu lục tự cung tự cấp lương thực.

Châu Á là quê hương của 3 nước có dân số lớn nhất và cũng là những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất: Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Trong khi tăng trưởng kinh tế đã kéo nhiều người thoát nghèo, thì hơn một nửa của 842 triệu người vẫn bị thiếu đói toàn cầu vẫn tập trung ở châu Á, theo thông tin của tổ chức nông lương thế giới (FAO). Bất chấp sự phát triển kinh tế kỷ lục và giai cấp trung lưu tăng lên, vấn đề thiếu an ninh lương thực vẫn là vấn đề ở những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Mặc dù cái nghèo là nguyên nhân chính của sự thiếu đói, nhưng mối quan hệ xác thực giữa thu nhập và thiếu đói phức tạp hơn nhiều người nghĩ. Những thay đổi nhỏ trong sản xuất lương thực ngày nay có tác động đáng kể đến giá cả, và giá lương thực cao không hợp lý đã ảnh hưởng đến người nghèo.
Trong khi đó, trợ cấp lại gây nhiễu loạn thị trường, đầu tư không đầy đủ vào nông nghiệp là những nguyên nhân dẫn tới thiếu đói kinh niên.

Gốc rễ của vấn đề đó là chính sách lương thực đã kìm hãm cả thu nhập của người nông dân và các cấp độ đầu tư, cũng như khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với các loại thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng, và giá cả phải chăng. Những hậu quả không ngờ tới của những chính sách đó đã lan rộng khắp châu Á. Thái Lan liên tục chịu hậu quả của việc trợ cấp gạo làm nhiễu loạn thị trường, từ đó khiến cho vụ mùa của Thái mất đi tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Lần đầu tiên trong 30 năm, Thái Lan không còn là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nữa.

Một trong những lựa chọn chính sách ít hiệu quả cho bất kỳ nước nào đó là theo đuổi việc tự cung lương thực. Ví dụ điển hình có thể thấy ở Indonesia, những nỗ lực của Jakarta phong tỏa và hạn chế nhập khẩu thịt bò đóng gói và gia súc sống nhằm đẩy mạnh sản xuất địa phương đã gây ra nguồn cung ra thị trường sụt giảm đáng kể, đồng thời giá cao gấp đôi so với ở Malaysia và Thái Lan.

Châu Á không cần phải nỗ lực để hoàn toàn tự chủ cung cấp lương thực. Hơn nửa dân số trên thế giới đang sống ở châu Á, nhưng không phải diện tích canh tác lương thực chiếm được một nửa thế giới. Căn cứ vào sự thực này, bên cạnh những thay đổi trong tiêu dùng lương thực đang xảy ra do kinh tế phát triển đã dẫn đến nhu cầu thịt và chất protein từ sản phẩm sữa cao hơn, thì tự cung tự cấp là một con đường không bền vững cho an ninh lương thực châu Á.

Thay vào đó, tự do thương mại mới là giải pháp. Indonesia đã phát hiện ra điều này khi chính phủ cho phép nhập khẩu nhiều hơn, từ đó nguồn cung tăng và giá hạ.

Nhu cầu đậu nành và dầu đậu nành nhập khẩu ở Trung Quốc tăng cao đột biến, trong khi sản xuất trong nước vẫn hạn chế. Do đó, người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn từ các loại thực phấp giá thấp hơn, và người nông dân cũng thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách tập trung vào trồng lúa gạo, lúa mì và ngô.

Các thỏa thuận thương mại đa phương có thể giúp tạo dựng niềm tin và khiến các nước đẩy lùi tham vọng tự cung tự cấp, giới hạn xuất khẩu và mua quá nhiều khi nguồn cung khan hiếm.

Hiệp hội các nước đông nam Á và sáu nền kinh tế khác đã cùng thiết lập Hiệp ước hợp tác kinh tế toàn diện trong khu vực vào năm 2012, mở đường cho thỏa thuận tự do thương mại ở châu Á.

Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á cho thấy rằng nếu thỏa thuận bao gồm cả nông nghiệp và thương mại với các quốc gia không phải thành viên, thì các nước châu Á đang phát triển sẽ hưởng lợi 52 tỷ USD/năm cho phúc lợi kinh tế.

Tự do thương mại trong nông nghiệp đồng nghĩa với việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan. Đặc biệt, những nhà hoạch định chính sách cần phải làm rõ hàng loạt vấn đề thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe và những tiêu chuẩn an toàn hiện vẫn cản trở kinh doanh lương thực.

Bên cạnh các chính sách ủng hộ thương mại, cũng có một phạm vi để cải thiện cơ chế kinh doanh lương thực. Đầu tư cá nhân và cộng đồng lớn hơn vào sự phát triển chuỗi cung ứng là điều cần thiết để đảm bảo lương thực tới được nơi cần thiết.

Tự do thương mại là yếu tố nền tảng cho an ninh lương thực, song điều quan trọng tương đương là sự đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân. Những người nông dân cần tiếp cận với các thị trường đáng tin cậy, giá cả công bằng và minh bạch, cũng như các mạng lưới an toàn như bảo hiểm vụ mùa.

Nông dân có vốn nhỏ thường bắt buộc phải bán ngay tại vụ mùa khi họ bị thiếu vốn và khả năng tiếp cận với tín dụng thật của họ cũng bị hạn chế, từ đó gây ra một chu trình khó khăn để họ tiếp tục sản xuất. FAO ước tính năng suất nông nghiệp cần phải tăng 70% để cung cấp lương thực cho toàn thế giới vào năm 2050, bởi vậy cần có các chính sách thúc đẩy người nông sản xuất.

Nguồn Dân Việt/WSJ


Sự kiện