TS Alan T.Pham: GDP sẽ tăng mạnh vào quý IV
Theo ông, dịp lễ tết cuối năm có giúp cải thiện tình trạng sức mua yếu của nền kinh tế, nhờ đó tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc trong quý IV/2012?
Không thể phủ nhận là hiện sức mua của nền kinh tế vẫn khá yếu. Lượng hàng tồn kho vẫn còn cao. Tuy nhiên, khi bước vào mùa lễ tết cuối năm, dù ít hay nhiều, sức mua cũng sẽ khởi sắc hơn so với các quý khác trong năm, bởi nhu cầu chi tiêu của người dân sẽ tăng đáng kể, góp phần giải quyết một trong những điểm nghẽn đáng ngại nhất hiện tại của nền kinh tế.
Ông nhận định ra sao về khả năng trần lãi suất huy động được giảm xuống 8%/năm vào cuối năm nay? Động thái này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng GDP như thế nào?
Theo dự báo của một số chuyên gia nước ngoài, thì từ nay đến cuối năm, Việt Nam có thể giảm trần lãi suất huy động về 7%/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này khó diễn ra. Lý do chủ yếu là, nếu giảm về mức này, lãi suất sẽ gây tác động tiêu cực đến biến động tỷ giá USD/VND. Do vậy, nhiều khả năng, trần lãi suất huy động sẽ giảm từ mức 9%/năm hiện tại xuống %/năm trong thời gian từ nay đến cuối năm. Bước đi này vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến biến động tỷ giá, vừa đảm bảo lãi suất thực dương, bởi nhiều khả năng, CPI cả năm nay tăng khoảng 5-6%.
Việc giảm trần lãi suất huy động về 8%/năm cũng sẽ tiếp tục giảm chi phí tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, góp phần mang lại lợi nhuận nhiều hownc ho họ. Diễn biến này cộng với yếu tố mùa vụ cho phép tin tưởng quý IV/2012, GDP sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh nhất so với các quý trong năm.
Nếu kịch bản điều hành vĩ mô diễn ra như ông vừa phân tích, thì có thể thấy dư địa của chính sách tiền tệ đã được vận dụng tối đa, để hỗ trợ tăng trưởng GDP. Còn chính sách tài khóa thì sao thưa ông?
Có thể chính sách tài khóa đang hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế vượt qua khó khăn hiện tại. Thế nhưng, điều này chưa được thể hiện rõ nét qua thông tin chỉ đạo, điều hành, kết quả triển khai tương tự như chính sách tiền tệ. Sự kém minh bạch của chính sách tài khóa xuất phát từ nhiều lý do, trong đó, có nguyên nhân các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước... chậm báo cáo dữ liệu vè tình hình triển khai các dự án lên các bộ, ngành Trung ương.
Việc chưa cập nhật các dư liệu này đang làm cho quá trình hoạch định chính sách, cunxgu như liều lượng triển khai chính sách tài khóa chưa đạt đến độ linh hoạt và hiệu quả cao. Sự kém minh bạch của chính sách tài khóa đang hạn chế hiệu ứng lan tỏa của công cụ điều hành này. Điều này giải thích tại sao, sức ép đang dồn quá lớn lên chính sách tiền tê.
Theo ông, bức tranh vĩ mô như vậy sẽ tác động ra sao tới thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm?
Với độ trễ của các chính sách vĩ mô, không thể hy vọng khôi phục đà tăng trưởng của GDP trong vài tháng. Bởi vậy, khả năng cao nhất, theo tôi, GDP năm 2012 cũng chỉ tăng 5%. Trong bối cảnh đó, tình hình kinh doanh quý III/2012 của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục không mấy khả quan, tương ự như 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, nhìn chung, bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ khả quan hơn trong quý IV/2012 do yếu tố mùa vụ, cũng như doanh nghiệp ngấm dần sự hỗ trợ của một số chính sách điều hành vĩ mô như đã phân tích. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng như doanh nghiệp sẽ vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn.
Nhiều khả năng, thị trường chứng khoán sẽ đi ngang từ nay đến cuối năm. Nếu theo một kịch bản lạc quan hơn, thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc vào quý IV/2012, nhưng mức độ không đáng kể.
Nguồn Khampha