Thứ Hai | 26/03/2012 10:17
Trưởng bộ phận phân tích CTCK Bản Việt: Nhiều quỹ ngoại sẽ được chuyển sang quỹ mở
Ông Marc Djandji, trưởng bộ phận phân tích CTCK Bản Việt đánh giá áp lực thoái vốn của quỹ đầu tư nước ngoài không lớn như nhà đầu tư nội mường tượng.
Khác với diễn biến cuối năm 2011, khối nhà đầu tư nước ngoài đang có xu thế mua ròng kể từ đầu năm tới nay. Diễn biến này có mâu thuẫn với áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài sắp tới thời hạn phải thanh lý quỹ. Ông Marc Djandji, trưởng bộ phận phân tích công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã có cuộc trao đổi về vấn đề trên.
Khối nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tích cực trở lại kể từ giữa tháng 1 tới nay và sự hưng phấn chỉ giảm nhẹ trong những ngày thị trường chứng khoán tăng mạnh. Theo ông, nhóm nhà đầu tư nào đang gây ảnh hưởng trên thị trường?
Theo quan sát của tôi, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán vài tháng qua thuộc về một số nhóm đối tượng. Thứ nhất là các quỹ đầu tư mới, họ đã mở tài khoản trong năm 2011 và chờ cơ hội chín muồi để hành động. Thứ hai là sự quay trở lại thị trường của các quỹ đóng đã chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở, điển hình là nhóm nhà đầu tư đến từ Đông Á. Thứ ba là các quỹ đầu tư đã hiện diện bấy lâu nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức độ tham gia của họ chỉ cầm chừng do hạn chế về nguồn lực, nhưng trong số này, các quỹ đầu tư ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục khá mạnh mẽ.
Đâu là lý do dẫn đến việc thay đổi thái độ đối với chứng khoán Việt Nam so với cuối năm 2011, khi khối ngoại bán ròng mạnh mẽ?
Điều này có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Về mặt các chỉ số định giá, theo tính toán của VCSC, vào đầu tháng 3/2012, P/E trung bình các cổ phiếu trên HSX vào khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần. So với tương quan các thị trường trong khu vực có chỉ số P/E từ 14 - 18 lần, chứng khoán Việt nam có mức độ hấp dẫn nhất, do suy giảm mạnh trong cả năm 2011. Thị trường chứng khoán đã phục hồi trở lại, nhưng giá nhiều cổ phiếu vẫn rẻ so với các thị trường khác.
Một trong các lý do quan trọng khiến nhà đầu tư nước ngoài mua ròng thời gian qua là các yếu tố mất cân đối vĩ mô của Việt Nam đang dần được kiểm soát: lạm phát hạ nhiệt, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được nâng cao.
Về mặt tâm lý, nhà đầu tư nước ngoài cũng được khích lệ khá nhiều bởi các nhận định tích cực về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, từ một loạt tổ chức tên tuổi như Fitch Rating, HSBC, Bloomberg.
Các chuyển biến vĩ mô vẫn là nhân tố chính, còn động lực thúc đẩy là thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực giảm mạnh trong cả năm 2011 và hiện vẫn trong vùng định giá hấp dẫn.
Ông bình luận ra sao về áp lực trong trung hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam khi các quỹ đầu tư nước ngoài tới hạn phải giải thể, các con số ước lượng cổ phiếu thanh lý lên tới 24.000 - 25.000 tỷ đồng?
Năm ngoái, hai khách hàng tổ chức của VCSC đã chuyển đổi thành công mô hình quỹ đóng thành quỹ mở. Tôi tin xu thế này sẽ tiếp tục đối với nhiều quý còn lại. Sẽ rất khó có chuyện các quỹ chấp nhận ra đi bằng mọi giá. Bởi lẽ, so với mức đỉnh 1.170 điểm của VN-Index cách đây 5 năm, giá trị tài sản ròng của các quỹ hiện nay dù đã phục hồi khi thị trường chứng khoán tăng trở lại, nhưng vẫn giảm rất mạnh so với giai đoạn hoàng kim.
Sắp tới, có hai sự lựa chọn dành cho nhà đầu tư của các quỹ khi kết thúc thời hạn hoạt động: hoặc chấp nhận thu về một số tiền ít ỏi sau 5 - 7 năm đầu tư; hoặc chờ đợi thị trường phục hồi.
Qua trao đổi với nhiều khách hàng tổ chức nước ngoài, tôi thiên về nhận định nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ được các nhà đầu tư gia hạn thời gian hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam hay đạt được sự đồng thuận chuyển đổi mô hình sang quỹ mở. Tại sao phải ra đi khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước chân một con sóng lớn? Tôi đánh giá áp lực thoái vốn của họ không quá lớn hay căng thẳng như bấy lâu nay các nhà đầu tư nội địa vẫn thường mường tượng.
Áp lực tái cơ cấu khi chuyển đổi từ các quỹ đóng thành quỹ mở của các nhà đầu tư ngoại có tác động đến xu hướng thị trường, thưa ông?
Trong ngắn hạn, có thể có các tác động nhất định lên các cổ phiếu mà các quỹ đang nắm giữ, nhưng sẽ không gây tác động sâu sắc tới toàn thị trường. Mới đây, khi hai quỹ đến từ Đông Á chuyển đổi cũng chỉ có khoảng 10 - 30% giá trị tài sản rút về nước, phần còn lại vẫn bám trụ ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một điều tôi muốn chia sẻ là các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay quan tâm nhiều nhất tới 10 cổ phiếu của Việt Nam nhưng trong số này 9 cổ phiếu đã hết "room". Điều này có cả mặt tích cực và tiêu cực. mặt tiêu cực là thị trường chứng khoán Việt Nam không còn nhiều hàng hóa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài tham gia muộn. mặt tích cực là trong trường hợp quá trình tái cơ cấu diễn ra, quỹ này bán ra thì sẽ có nhà đầu tư khác mua vào.
Về lâu dài, để thực sự thu hút các tổ chức đầu tư quốc tế tên tuổi, thì bên cạnh việc điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, chính phủ nên tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty lớn như Vinaphone, MobiFone, VietnamAirlines. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn mới cho thị trường vốn Việt Nam.
Khối nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tích cực trở lại kể từ giữa tháng 1 tới nay và sự hưng phấn chỉ giảm nhẹ trong những ngày thị trường chứng khoán tăng mạnh. Theo ông, nhóm nhà đầu tư nào đang gây ảnh hưởng trên thị trường?
Theo quan sát của tôi, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán vài tháng qua thuộc về một số nhóm đối tượng. Thứ nhất là các quỹ đầu tư mới, họ đã mở tài khoản trong năm 2011 và chờ cơ hội chín muồi để hành động. Thứ hai là sự quay trở lại thị trường của các quỹ đóng đã chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở, điển hình là nhóm nhà đầu tư đến từ Đông Á. Thứ ba là các quỹ đầu tư đã hiện diện bấy lâu nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức độ tham gia của họ chỉ cầm chừng do hạn chế về nguồn lực, nhưng trong số này, các quỹ đầu tư ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục khá mạnh mẽ.
Đâu là lý do dẫn đến việc thay đổi thái độ đối với chứng khoán Việt Nam so với cuối năm 2011, khi khối ngoại bán ròng mạnh mẽ?
Điều này có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Về mặt các chỉ số định giá, theo tính toán của VCSC, vào đầu tháng 3/2012, P/E trung bình các cổ phiếu trên HSX vào khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần. So với tương quan các thị trường trong khu vực có chỉ số P/E từ 14 - 18 lần, chứng khoán Việt nam có mức độ hấp dẫn nhất, do suy giảm mạnh trong cả năm 2011. Thị trường chứng khoán đã phục hồi trở lại, nhưng giá nhiều cổ phiếu vẫn rẻ so với các thị trường khác.
Một trong các lý do quan trọng khiến nhà đầu tư nước ngoài mua ròng thời gian qua là các yếu tố mất cân đối vĩ mô của Việt Nam đang dần được kiểm soát: lạm phát hạ nhiệt, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được nâng cao.
Về mặt tâm lý, nhà đầu tư nước ngoài cũng được khích lệ khá nhiều bởi các nhận định tích cực về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, từ một loạt tổ chức tên tuổi như Fitch Rating, HSBC, Bloomberg.
Các chuyển biến vĩ mô vẫn là nhân tố chính, còn động lực thúc đẩy là thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực giảm mạnh trong cả năm 2011 và hiện vẫn trong vùng định giá hấp dẫn.
Ông bình luận ra sao về áp lực trong trung hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam khi các quỹ đầu tư nước ngoài tới hạn phải giải thể, các con số ước lượng cổ phiếu thanh lý lên tới 24.000 - 25.000 tỷ đồng?
Năm ngoái, hai khách hàng tổ chức của VCSC đã chuyển đổi thành công mô hình quỹ đóng thành quỹ mở. Tôi tin xu thế này sẽ tiếp tục đối với nhiều quý còn lại. Sẽ rất khó có chuyện các quỹ chấp nhận ra đi bằng mọi giá. Bởi lẽ, so với mức đỉnh 1.170 điểm của VN-Index cách đây 5 năm, giá trị tài sản ròng của các quỹ hiện nay dù đã phục hồi khi thị trường chứng khoán tăng trở lại, nhưng vẫn giảm rất mạnh so với giai đoạn hoàng kim.
Sắp tới, có hai sự lựa chọn dành cho nhà đầu tư của các quỹ khi kết thúc thời hạn hoạt động: hoặc chấp nhận thu về một số tiền ít ỏi sau 5 - 7 năm đầu tư; hoặc chờ đợi thị trường phục hồi.
Qua trao đổi với nhiều khách hàng tổ chức nước ngoài, tôi thiên về nhận định nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ được các nhà đầu tư gia hạn thời gian hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam hay đạt được sự đồng thuận chuyển đổi mô hình sang quỹ mở. Tại sao phải ra đi khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước chân một con sóng lớn? Tôi đánh giá áp lực thoái vốn của họ không quá lớn hay căng thẳng như bấy lâu nay các nhà đầu tư nội địa vẫn thường mường tượng.
Áp lực tái cơ cấu khi chuyển đổi từ các quỹ đóng thành quỹ mở của các nhà đầu tư ngoại có tác động đến xu hướng thị trường, thưa ông?
Trong ngắn hạn, có thể có các tác động nhất định lên các cổ phiếu mà các quỹ đang nắm giữ, nhưng sẽ không gây tác động sâu sắc tới toàn thị trường. Mới đây, khi hai quỹ đến từ Đông Á chuyển đổi cũng chỉ có khoảng 10 - 30% giá trị tài sản rút về nước, phần còn lại vẫn bám trụ ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một điều tôi muốn chia sẻ là các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay quan tâm nhiều nhất tới 10 cổ phiếu của Việt Nam nhưng trong số này 9 cổ phiếu đã hết "room". Điều này có cả mặt tích cực và tiêu cực. mặt tiêu cực là thị trường chứng khoán Việt Nam không còn nhiều hàng hóa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài tham gia muộn. mặt tích cực là trong trường hợp quá trình tái cơ cấu diễn ra, quỹ này bán ra thì sẽ có nhà đầu tư khác mua vào.
Về lâu dài, để thực sự thu hút các tổ chức đầu tư quốc tế tên tuổi, thì bên cạnh việc điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, chính phủ nên tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty lớn như Vinaphone, MobiFone, VietnamAirlines. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn mới cho thị trường vốn Việt Nam.
Nguồn ĐTCK