Thứ Tư | 30/05/2012 13:39

Trung Quốc tăng cường gom nông sản trên toàn thế giới

Trung Quốc đang mua tới 60% lượng cung đậu tương toàn thế giới và mua 14% tổng lượng nông sản xuất khẩu của Australia.
Nhu cầu cho nông nghiệp hàng hóa ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới do kế hoạch tăng gấp đôi mức tiêu thụ thực phẩm của nước này, cũng có nghĩa là lượng hàng nông nghiệp bình quân đầu người toàn thế giới toàn thế giới đang ở mức thấp nhất, Danny Esposito, biên tập viên của tờ Penny Stocks Detectives cho biết.

Tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc đang buộc các quốc gia phải đổi mới phương thức giao dịch với các nước trên toàn thế giới để đảm bảo các đáp ứng đủ các mặt hàng nông nghiệp cần thiết.

Trung Quốc trở thành nước mua đậu tương lớn nhất thế giới, chiếm 60% nguồn cung thế giới, sau khi đã ký một hợp đồng kỷ lục với Mỹ, nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ mua 12 triệu tấn đậu tương trong năm 2012, Esposito cho biết.

Theo Esposito, 14% tổng số của các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Australia đang được vận chuyển đến Trung Quốc, tăng gấp đôi so với 7% một thập kỷ trước đây.

Trung Quốc cũng đang chờ chuyến hàng đầu tiên trong thời gian ngắn, sau khi thỏa thuận mua ngô với Ukraine. Ngoài ra, Trung Quốc muốn mua nhiều loại nông sản khác nữa từ Ukraine.

Theo Esposito, vài tháng trước đây, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã ký một hợp đồng với Canaccord Financial của Canada. Liên doanh sẽ đầu tư 1,0 tỷ USD vào các công ty tài nguyên thiên nhiên của Canada, bao gồm cả hàng hóa nông nghiệp, để tạo sự phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Canada.

Ngân hàng phát triển Trung Quốc cũng đang đàm phán để đầu tư 12,75 tỷ USD trong dự án cơ sở hạ tầng của Nam Phi trong 5 năm tới với mục đích để có đất canh tác và sản xuất nông nghiệp tại đó.

Esposito chỉ ra rằng các nhà đầu tư không nên phủ nhận thực tế rằng nhu cầu đối với hàng hóa nông nghiệp của Trung Quốc đang bùng nổ. Ông nói rằng các nhà đầu tư có thể tranh thủ cơ hội này bằng cách mua các công ty hàng hóa nông nghiệp ở Bắc Mỹ.

Nguồn Commodityonline/DVT


Sự kiện