Thứ Tư | 03/09/2014 15:55

Trung Quốc ngang nhiên đưa 200 du khách ra Hoàng Sa

Chiều hôm qua, hơn 200 du khách xếp hàng ở cảng Tam Á chờ lên tàu Coconut Princess ra thăm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, chủ quyền
Tàu Coconut Princess. Ảnh: THX

Báo ECNS (Trung Quốc) dẫn Tân hoa xã cho biết, Diệp Vĩ, Phó Tổng giám đốc công ty Hainan Strait Shipping chịu trách nhiệm vận hành tàuCoconut Princess trắng trợn tuyên bố, lộ trình du lịch từ Tam Á ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủquyền Việt Nam mất khoảng 12h.

Trong hành trình, hơn 200 du khách sẽ được vãn cảnh, ngắm mặt trời lặn trên biển, xem phimvà tham gia các hoạt động giải trí khác. Họ sẽ được thăm thú 3 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trongchuyến đi đầu tiên.

Chuyến đi kéo dài 4 ngày, 3 đêm với giá từ 4.000 nhân dân tệ (650 USD) đến hơn 10.000 nhândân tệ tùy thuộc vào tiện nghi.

Tân hoa xã còn nhấn mạnh, việc thúc đẩy du lịch ở quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa)đã nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ TQ nhiều năm nay. Hội đồng nhà nước Trung Quốc vào cuối năm2009 đã tuyên bố rằng, Hải Nam sẽ phát triển để trở thành điểm đến của du lịch quốc tế bao gồm cảquần đảo Hoàng Sa.

Ở một tin tức liên quan đến việc Trung Quốc củng cố sự hiện diện tại khu vực tranh chấp Biển Đông,báo Wantchinatimes hôm qua dẫn nguồn tin từ Tạp chí quốc phòng Jane's International Defence Reviewtại London cho biết, Trung Quốc đang mở rộng đường băng và xây dựng lại một bến cảng trên đảo Phú Lâm ởquần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc gọi đảo Phú Lâm là đảo Vĩnh Hưng. Hiện trên đảo này, Trung Quốc đã lập một đơn vị đồn trú quânsự, các cơ sở phòng thủ ven biển, một đường băng, bốn nhà chứa máy bay cỡ lớn, một cơ sở thông tinliên lạc và trụ sở của cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa. Trung Quốc bất chấp sự phản đối của cácláng giềng, đã đơn phương lập ra "Tam Sa" nhằm quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãiMacclesfield.

Nhiều hình ảnh mới cho thấy, bắt đầu từ tháng 10/2013, Trung Quốc đã tiến hành công việc cải tạođất quy mô lớn, tái xây dựng lại bến cảng và những công trình cơ sở hạ tầng trên đảo, trong đó cóviệc mở rộng đường băng từ dài 2.400m lên 2.800m đủ để cho không quân hay hải quân Trung Quốc vận hành cácmáy bay lớn như máy bay ném bom chiến lược Xian H-6 hay máy bay vận tải Ilyushin Il-76 từ đảonày.

Theo giới phân tích, đây là động thái nhằm củng cố mục đích sử dụng chiến lược của hòn đảonhư một căn cứ quân sự cho quân đội Trung Quốc để phô trương sức mạnh ra Biển Đông.

Jane's International Defence Review cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đảo này như căn cứ chocác hoạt động thực thi pháp luật, gồm cả việc đơn phương áp đặt quy định đánh bắt hay chặn tàu điqua khu vực. Tuy nhiên, theo tạp chí này, Trung Quốc có thể chưa hoàn tất được mục đích này trong ngắn hạnhay trung hạn.

Nguồn VietNamNet


Sự kiện