CNBC/Getty Images
Trung Quốc gần như đã trở thành một xã hội phi tiền mặt?
Sự chuyển đổi của từ một xã hội trước đây chỉ biết đến những tờ tiền 100 Nhân dân tệ - NDT (15 USD) trở xuống sang thanh toán bằng quét mã QR nhiều là sự thay đổi lớn nhất ở Trung Quốc đại lục kể từ chuyến thăm bốn năm trước đây của tôi.
Khi ăn hoặc mua sắm với bạn bè địa phương, họ trả tiền bằng cách quét mã QR trên bàn ăn hoặc bằng cách hiển thị mã tương tự trên điện thoại thông minh của họ cho nhân viên cửa hàng. Một cửa hàng gia vị, cửa hàng lưu niệm dường như sẵn lòng chấp nhận thanh toán bằng điện thoại di động.
Thay vì "Bạn có muốn thanh toán bằng thẻ tín dụng không?", câu hỏi thường là "Bạn có muốn thanh toán bằng Alipay hay WeChat Pay". Hài hước là những kẻ ăn xin cũng muốn nhận tiền bố thí thông qua điện thoại di động chứ không phải là tiền mặt.
Khách hàng thanh toán những chiếc bút lông này thông qua các ứng dụng trong hình. Ảnh: CNBC |
Khối lượng thanh toán bằng điện thoại di động tại Đại lục đã tăng hơn gấp đôi lên 5 nghìn tỷ USD vào năm 2016, theo dữ liệu của Analysys trích dẫn bởi Hillhouse Capital trong một báo cáo tháng 5. Trong quý I năm nay, Alipay chiếm 54% thị phần thanh toán di động, trong khi WeChat Pay chiếm 40%.
Thói quen trả tiền thông qua điện thoại di động của Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Theo Tân Hoa xã, hơn 6 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ lễ "Tuần lễ Vàng" vào đầu tháng 10. Điều đó khiến cho các điểm đến du lịch phổ biến như Nhật Bản và Hong Kong phải triển khai dịch vụ thanh toán di động.
Tại Hong Kong, các khách hàng từ Trung Quốc đại lục thường muốn các nhân viên cửa hàng quét mã QR trên điện thoại của họ để thanh toán trong khi người dân địa phương muốn thanh toán bằng tiền mặt. Vào tháng 4, Nikkei báo cáo rằng giám đốc khu vực của Ant Financial Services cho biết số lượng cửa hàng chấp nhận Alipay tại Nhật sẽ tăng gấp đôi lên 45.000 trong năm nay.
Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán bằng di động ở Trung Quốc đã đến từ một cơ sở người dùng smartphone rộng lớn. Ứng dụng nhắn tin WeChat đã có 963 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong quý II. Với các ứng dụng khác dành cho doanh nhân, WeChat đôi khi có tthể thay thế việc trao đổi danh thiếp.
Sau khi quét mã QR trên bàn ăn, khách hàng có thể nhập số tiền thanh toán trên điện thoại. Ảnh: CNBC |
Theo trang web Alipay, ứng dụng này có 520 triệu người sử dụng.
Ứng dụng này được liên kết với quỹ thị trường tiền tệ trực tuyến, Yu'e bao, khuyến khích người dùng đầu tư và chi tiêu với Alipay. Các phương tiện truyền thông nhà nước, trích dẫn lời của công ty quản lý Yu'e bao, Tianhong Asset Management, cho biết lãi suất hấp dẫn lên tới gần 4% trở lên đã biến Yu'e bao thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới, với con số 1,43 nghìn tỷ NDT (217 tỷ USD) tính đến cuối tháng 6.
Thanh toán qua điện thoại di động đang phát triển nhanh chóng ở Đại lục. Người nước ngoài sẽ cảm thấy rất khó khăn khi thực hiện các giao dịch cơ bản mà không có những ứng dụng đã kể trên.
Người ta cũng gần như không thể goi Taxi ở Bắc Kinh do sự nổi lên của Didi. Didi được liên kết qua WeChat và một người sẽ không thể sử dụng nó nếu không có tài khoản ngân hàng của Trung Quốc.
Sự thống trị của thanh toán di động cũng có nghĩa là các công ty như Ant Financial và Tencent có quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân. Dữ liệu đó có thể được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc. Một số nơi ở Trung Quốc đã thử nghiệm một hệ thống điểm tín dụng cá nhân liên quan đến dữ liệu thanh toán di động.
Nhưng trừ khi các vấn đề riêng tư có những hậu quả tiêu cực ngay lập tức, sự tiện lợi có thể khiến người tiêu dùng quyên đi tất cả. Điện thoại thông minh ngày càng trở thành vật bất ly thân với người Trung Quốc cần mang theo khi đi ra ngoài.
Mạnh Đức
Nguồn CNBC