Trung Quốc: Dự trữ đất hiếm tăng thêm 10.000 tấn
Theo Peng Bo, nhà phân tích tại China Merchants Securities Co, động thái này của Trung Quốc có thể là nỗ lực đảo ngược xu hướng giá giảm – giá của ít nhất một loại đất hiếm đã giảm 76% từ mức cao nhất năm 2011. Tháng 3 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cùng với Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã ra phán quyết rằng Trung Quốc đã không công bằng trong việc áp đặt thuế xuất khẩu và hạn ngạch đối với đất hiếm và các nguồn lợi khác.
Bà Peng cho biết, Trung Quốc đang đối mặt với áp lực phải bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu, do vậy, trữ lượng lưu kho là một phần trong phản ứng về mặt chính sách nhằm hỗ trợ giá và giữ phần lớn các nguồn lợi ở lại trong nước để sử dụng trong tương lai.
Năm 2007, Trung Quốc đã cắt giảm giấy phép khai mỏ và áp dụng hạn ngạch khai thác và xuất khẩu nhằm giảm ô nhiễm và bảo tồn nguồn cung. Trung Quốc cũng khuyến khích việc sáp nhập giữa những người khai mỏ đất hiếm và thúc đẩy thương mại nội địa.
Đất hiếm là là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các sản phẩm từ tuabin gió cho đến nam châm sử dụng trong ô tô và vũ khí. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã áp dụng hạn ngạch khai mỏ đối đất hiếm nặng và vôn-fram (W) ở mức độ tương tự hồi năm ngoái, trong khi tăng hạn ngạch đối với các loại đất hiếm nhẹ có trữ lượng dồi dào hơn.
Năm nay, Trung Quốc có thể tăng lượng dự trữ đất hiếm nặng và trung bình như terbium (Tb), luterium (Lu) và yttrium (Y) – đây là những nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong ứng dụng từ công nghệ laser đến lò phản ứng hạt nhân.
Theo bà Peng, lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc – vẫn đang trong thời kỳ sơ khai – chưa thể sử dụng được hết sản lượng đất hiếm khai thác trong nước. Do vậy, chính phủ nước này có thể tích trữ những nguyên tố đất hiếm này để sử dụng cho tương lai.
Chen Huan, nhà phân tích tại Beijing Antaike Information Development Co, cho biết “Ngành khai mỏ và tinh luyện – đang gặp khó khăn do giá đất hiếm giảm mạnh – nhận thấy việc chính phủ Trung Quốc đồng ý mua một lượng lớn đất hiếm nêu trên là ‘vị cứu tinh’. Mức giá mà chính phủ Trung Quốc đưa ra cao hơn nhiều so với giá thị trường”.
Động thái này của Trung Quốc chủ yếu nhằm xây dựng lượng lưu kho chiến lược trước dự đoán nhu cầu đất hiếm của các ngành công nghiệp trong nước sẽ tăng trong tương lai.
Giá ôxít praseodymium-neodymium đã giảm 76% xuống 307.500 nhân dân tệ/tấn sau khi chạm mức kỷ lục năm 2011, theo số liệu của Shanghai Steelhome Information Technology Co.
Nguồn Theo DVO/Bloomberg