Trung Quốc đặt chân vào thị trường dầu mỏ Ai Cập
Đây cũng là vụ thâu tóm tài nguyên ở nước ngoài gần đây nhất của Trung Quốc kể từ khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mua lại tập đoàn dầu khí Nexen của Canada với gia 15 tỷ USD vào năm ngoái.
Apache muốn bán cổ phần ở Ai Cập có lẽ là do những xung đột chính trị tại đất nước này, đặc biệt là sau khi những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi đụng độ với lực lượng an ninh, khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.
Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô nhằm giữ vững sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sinopec tuyên bố: "Thông qua sự hợp tác này, Sinopec lần đầu tiên đã thâm nhập vào lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ của Ai Cập, mở rộng danh mục đầu tư trên trường quốc tế". "Sự hợp tác này sẽ giúp phát triển khả năng và kinh nghiệm trong việc khai thác các nguồn tài nguyên ở nước ngoài của Sinopec".
Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai sau Mỹ.
Apache cho biết việc thăm dò và sản xuất dầu mỏ ở sa mạc phía tây Ai Cập "không bị ảnh hưởng" bởi các sự kiện chính trị tại nước này. Trong năm 2012, tập đoàn này sản xuất được khoảng 100.000 thùng dầu và 10,62 triệu m3 khí đốt tự nhiên mỗi ngày.
Sinopec ước tính nguồn dự trữ ở Ai Cập còn khoảng 641 triệu thùng dầu mỏ và 113,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên.
Trước đó, trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ cắt bỏ trợ cấp cho Ai Cập do tình hình bạo lực đang ngày càng leo thang ở đất nước này. Thủ tướng lâm thời Ai Cập, Hazem el-Beblawi đã khẳng định Cairo vẫn tồn tại mà không cần tới sự trợ giúp của Washington. Ông cũng tuyên bố sẽ tìm phương án cho tương lai mà không cần tới sự trợ giúp của Mỹ. Có lẽ thỏa thuận trên cũng là một trong những phương án mà ông Hazem el-Beblawi muốn nhắc tới.
Nguồn Infonet