Bloomberg

 
Mạnh Đức Thứ Tư | 24/01/2018 13:47

Trump nhắm đến Việt Nam khi áp thuế cao vào máy giặt nhập khẩu?

Việt Nam và Thái Lan đã trở thành nhà xuất khẩu máy giặt lớn nhất vào Mỹ trong hai năm trở lại đây.

Để hiểu lý do tại sao Tổng thống Donald Trump lại áp một mức thuế toàn cầu nhằm vào  máy giặt nhập khẩu chứ không phải là nhắm tới một quốc gia cụ thể, chúng ta nên tìm hiểu về "trò chơi đuổi bắt" diễn ra trong quá khứ giữa các quan chức, công ty Mỹ và các nhà sản xuất Hàn Quốc, LG Electronics và Samsung Electronics.

Năm 2011, hãng sản xuất máy giặt Whirlpool của Mỹ cáo buộc hai công ty châu Á của các máy bán phá giá được sản xuất tại Hàn Quốc và Mexico. Sau khi Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá vào năm 2013, phần lớn sản xuất của các công ty Hàn Quốc đã chuyển sang Trung Quốc, theo nhận định của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ.

Khi Mỹ ban hành một sắc lệnh chống bán phá giá mới nhằm vào Trung Quốc năm 2015, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành nhà xuất khẩu máy giặt lớn nhất vào Mỹ trong hai năm trở lại đây.

Trò chơi đuổi bắt

Thái Lan và Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu máy giặt chính vào Mỹ.

Samsung và LG hiện chiếm 16% và 13% thị phần máy giặt tại Mỹ. Hiện tại, Whirlpool dẫn đầu thị phần với 38%. Máy giặt của Samsung và LG chủ yếu được sản xuất tại Thái Lan và Việt Nam.

Trump nham den Viet Nam khi ap thue cao vao may giat nhap khau?
Giá trị nhập khẩu máy giặt vào Mỹ từ các nước. Ảnh: Bloomberg

LG đã khởi công nhà máy sản xuất máy giặt vào tháng 5.2016, với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Nhà máy sản xuất hàng gia dụng (trong đó có máy giặt) của Samsung ở TP.HCM được khởi công vào tháng 5.2015, với vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá vào sản phẩm máy giặt của LG và Samsung có thể khiến tương lai hai nhà máy trở nên bất định.

Mặc dù các biện pháp này chủ yếu nhắm tới LG và Samsung, nhưng các nhà sản xuất ở các nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Công ty BSH của Đức, chuyên bán các thiết bị gia với thương hiệu Siemens và Bosch, chuyên sản xuất máy giặt thị trường Mỹ ở Đức và Ba Lan. Các nhà phân tích của Kepler Cheuvreux cho biết công ty Electrolux của Thụy Điển, có nhà máy sản xuất ở Mexico cho Mỹ, cũng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ. Trong khi đó, Samsung hiện đã có một nhà máy ở Mỹ, trong khi LG đang xây dựng một nhà máy.

Hiệp hội ngành công nghiệp điện của Đức kịch liệt phê phá hành động trên và cho rằng tất cả các bên đều sẽ thiệt thòi. Nhóm cho biết: "Điều này không thể là vì lợi ích của ngành công nghiệp hoặc người tiêu dùng."

Nguồn Bloomberg