Thứ Sáu | 28/12/2012 16:21

Triển vọng các thị trường hàng hóa năm 2013

Liên Hợp Quốc nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã yếu đi đáng kể trong năm 2012, và dự báo vẫn tăng trưởng chậm trong 2 năm tới.
Trong báo cáo về “Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng 2013”, Liên Hợp Quốc ghi nhận rằng những yếu kém tại các nền kinh tế phát triển lànguyên nhân chủ yếu cho tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu.

Những khó khăn kinh tế ở châu Âu,Nhật Bản và Mỹ đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế đang phát triển do nhu cầu yếu và sự thayđổi đột ngột dòng vốn. Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cũng tăng trưởng chậm lại đáng kểtrong năm 2012, trong đó một nguyên nhân chủ chốt là xuất khẩu giảm sút.

Thương mại toàn cầu giảm mạnh

Thương mại thế giới đã chậm lại đáng kể trong năm 2012 cùng với tìnhtrạng suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Các số liệu thương mại hàng tháng của các nướcvà khu vực khác nhau cho thấy nhu cầu yếu đi trong eurozone đã lan sang phần còn lại của thếgiới.

Nhu cầu nhập khẩu ở Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bắtđầu giảm từ cuối năm 2011 và tiếp tục giảm hơn nữa trong năm 2012. Cùng trong xu hướng này, nhậpkhẩu của Mỹ và Nhật Bản đã chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm 2012.

Các nền kinh tế Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, mà có mốiquan hệ thương mại gắn với các nền kinh tế phát triển đều bị sụt giảm xuất khẩu trong năm 2012.Ngay cả các nền kinh tế theo hướng xuất khẩu năng lượng, vật liệu cơ bản như Nga và Brazil cũng đãchứng kiến mức nhu cầu đối với mặt hàng xuất khẩu của họ đi xuống.

Doanh thu xuất khẩu thấp cộng thêm với nhu cầu trong nước hạn chế đãkéo mức tăng trưởng GDP ở nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi suy giảm trongnăm 2012. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế này và kéo chậm lạihơn nữa thương mại của các nước phát triển.

Bên cạnh đó, việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ cho dù chỉ ở mức vừaphải cũng gây cản trở cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương trên thế giới và gây tác động tiêucực đến hoạt động thương mại quốc tế.

Dự kiến, thương mại thế giới sẽ chỉ tăng 4,3% năm 2013 và 4,9% năm2014, so với mức trung bình 6,8% trong giai đoạn từ năm 2005-2008.

Giá dầu biến động với nhiều rủi ro

Trong năm 2012, giá dầu bị giằng có giữa một bên là nhu cầu yếu bùlại với những rủi ro địa chính trị. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã giảm khoảng 0,9%. Tuy nhiên, nguồncung toàn cầu đã bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt của EU và Mỹ đối với các nước xuất khẩu dầu mỏSyria và Iran.

Công suất dự phòng đã giảm xuống 2,8 triệu thùng/ngày, so với mứctrung bình khoảng 4 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2006-2011.

Dự báo, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ vẫn chịu sức ép trong năm 2013 và2014. Nguồn cung dự kiến sẽ gia tăng hơn ở một số khu vực sản xuất dầu mỏ bao gồm Bắc Mỹ, Liên bangNga và Brazil. Ngược lại, sản xuất dầu mỏ lại sụt giảm ở Biển Bắc và Trung Á. Ảrập có thểgiảm sản xuất dầu mỏ để gia tăng công suất dự phòng. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị tiếp tục ởTrung Đông sẽ có thể gây ra nhiều rủi ro cao đối với giá dầu.

Giá dầu Brent được dự đoán sẽ giảm và dao động quanh ngưỡng 105USD/thùng trong năm 2013 - 2014, giảm so với mức trung bình 110 USD/thùng năm 2012.

Giá lương thực tăng

Cho dù nhu cầu toàn cầu chậm lại, nhưng giá lương thực đã tăng lênmức cao kỷ lục hồi tháng 7/2012. Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2012 dự kiến sẽ giảm thêm 2,7% sovới niên vụ kỷ lục trước đó. Tình trạng hạn hán nghiêm trọng và thời tiết bất lợi trong năm 2012 ởMỹ, Nga, Ukraine, Kazakhstan cũng là nguyên nhân chính làm giảm sản lượng vụ mùa ngô và lúa mỳ.

Theo FAO, việc giảm sản lượng cũng sẽ làm giảm tỷ lệ dự trữ ngũ cốcthế giới trên nhu cầu sử dụng từ 22,6% năm 2012 xuống 20,6% năm 2013, so với mức thấp 19,2% tronggiai đoạn 2007-2008.

Với tỷ lệ trên 20% tuy chưa bị coi là nguy cơ đe dọa an ninh lươngthực toàn cầu, song với tình trạng các thị trường bị thắt rất chặt thì chỉ cần một cú sốc nguồncung tương đối nhỏ cũng có thể dễ dàng dẫn đến những đợt tăng giá lương thực mới.

Giá hàng hóa phi thực phẩm dịubớt

Giá các mặt hàng phi dầu mỏ và phi lương thực đã bắt đầu giảm trongquý II/2012 do nhu cầu toàn cầu chậm đi. Việc đồng USD nhích lên cũng đã góp phần làm giảm giá cácloại hàng hóa phi thực phẩm vì chúng được tính theo đồng tiền này.

Giá kim loại cơ bản, quặng sắt tiếp tục xu hướng đi xuống cho đếngiữa năm 2012, trước khi hồi phục chút ít cho tới thời điểm cuối năm 2012, chủ yếu là nhờ các nhântố tài chính. Nhu cầu toàn cầu vẫn yếu, trong khi các dự án khai mỏ mới được thực hiện trong thậpkỷ qua đã làm tăng nguồn cung toàn cầu.

Giá kim loại và quặng sắt có thể vẫn không cao, còn nhu cầu toàn cầuchưa thể khởi sắc trong năm 2013.

Tuy nhiên, các điều kiện trên thị trường nhìn chung vẫn dễ biếnđộng. Chẳng hạn như các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới của các nền kinh tế phát triển chủ chốttrong bối cảnh tiếp tục những bất ổn tài chính sẽ có thể khuyến khích luồng vốn đầu cơ nhiều hơnvào các thị trường hàng hóa, do đó đẩy giá lên và khiến cho thị trường lại càng bất ổn và dễ biếnđộng hơn.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện