TPP giúp Việt Nam tiến trước các nước trong khu vực
Ngoài ra, khi tham gia TPP, thuế xuất khẩu sẽ về 0% trong vòng 10 năm. Do đó, chúng ta không cần quan tâm đến Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) bởi đây là cam kết đơn phương và có thể bị bãi bỏ bất kỳ lúc nào.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng cho rằng, TPP được các bên công nhận là hiệp định của thế kỷ XXI, mang lại bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam nhờ vào những ưu đãi về thuế suất nhập khẩu của các nước thành viên đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc qua Mỹ phải chịu thuế suất từ 17-20% nhưng khi TPP được thông qua thì các mặt hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đáp ứng được các quy định của TPP sẽ được hưởng thuế suất 0%.
“Đó là lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, đồng thời đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng các đơn hàng xuất khẩu cho ngành dệt may”, ông Trường nói.
Tuy nhiên, bà Thúy nhìn nhận, khi tham gia TPP, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do sức cạnh tranh còn yếu. Nếu chuẩn bị không tốt thì sẽ bất lợi dù đây là “con đường” sớm muộn chúng ta phải bước qua để phát triển kinh tế.
Do vậy, để nắm bắt cơ hội, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng thị trường; cải thiện môi trường kinh doanh cũng như hệ thống luật pháp…
Về phía doanh nghiệp, ông Trường cho biết, Hiệp định này không có tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản phẩm nhưng các doanh nghiệp dệt may phải làm thỏa mãn khách hàng ở 3 phương diện: Chất lượng, thời gian giao hàng và giá cạnh tranh.
Nguồn Báo Hải quan