Thứ Tư | 26/02/2014 07:42

TPP có thể được ký kết vào quý III/2014

Đó là thông tin được chuyên gia kinh tế-TS Cấn Văn Lực dự báo tại tọa đàm “TPP - Điều gì ở phía trước” ngày hôm qua 25/2.
Ông Cấn Văn Lực cho biết theo đánh giá của giới nghiên cứu kinh tế, Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) có thể sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 5-2014 và đi đến ký kết vào quýIII-2014. "Đây cũng là thời điểm một số nước tham gia đàm phán TPP chuẩn bị tiến hành bầu cử, do đólãnh đạo các nước sẽ tính đến phương án hoàn tất TPP vào thời gian này để đạt được mục tiêu chínhtrị" - ông Lực phân tích nguyên nhân.

Theo ông Lực, tham gia TPP, một số ngành của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng đáng kể, tuynhiên một số ngành cũng gặp phải những khó khăn. Chẳng hạn với dệt may, VN sẽ có tốc độ tăng trưởngxuất khẩu tăng 40%, ngành điện tử dự kiến tăng trưởng thêm 14%-15% trong 10 năm tới. Trong khi đóxuất khẩu thủy sản và lúa gạo có thể giảm 10% do những rào cản kỹ thuật, quy chuẩn nguyênliệu,…

Chia sẻ thêm tại tọa đàm, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương (CIEM), cho rằng TPP là hiệp định đòi hỏi những tiêu chuẩn cao cả về thương mại, dịch vụ gắnvới môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật,… và những chế tài giám sát thực thi rất mạnhmẽ. Đặc biệt TPP không phân biệt giữa các nước giàu nghèo để có những ưu đãi riêng biệt, đã chấpnhận tham gia là chấp nhận cuộc chơi công bằng giữa các nước.

Trong đó mỗi quốc gia phải tự điều chỉnh, thay đổi cách thức quản lý, pháp lý để thích ứng vớicác điều kiện đặt ra, hay nói cách khác là cải cách trong nước về mua sắm công, DNNN, thương mạiđiện tử, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh.

Theo ông Thành, tham gia TPP là điều kiện tốt nhất để Việt Nam tiếp cận với các hiệp định thươngmại khác, đàm phán với các đối tác khác bởi những điều khoản TPP đưa ra mang tính chuẩn mực cao.Theo giới nghiên cứu, VN là nước được hưởng lợi nhất trong TPP. Việt Nam đang "méo mó" và vào sânchơi này sẽ giảm "méo mó" đi. "TPP đòi hỏi cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp phải vàocuộc.

Nhà nước phải thay đổi pháp lý cho thích ứng, thay đổi cách ứng xử cho phù hợp. Trong khi đó bảnthân doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho mình những công cụ pháp lý như thuê luật sư để bảo vệ trongcác vụ tranh chấp thương mại,…. TPP là bước ngoặt có tính lịch sử đối với Việt Nam bởi nó tươngthích với cải cách và tái cơ cấu mà Việt Nam đang làm" - ông Thành nhấn mạnh.

Theo Trà Phương

Nguồn Pháp luật TP. HCM


Sự kiện