TPP - Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên TPP (chưa tính của Việt Nam) đạt 5.158 tỷ USD (Singapore: 501 tỷ USD, Chile 95, New Zealand 48, Brunei 12, Mỹ 2.094, Australia 294, Peru 51, Malaysia 264, Mexico 365, Canada 541, Nhật Bản 893 tỷ USD).
Tổng kim ngạch nhập khẩu của 11 nước này đạt 5.659 tỷ USD (Singapore: 437 tỷ USD, Chile 86, New Zealand 46, Brunei 3, Mỹ 2.662, Australia 273, Peru 44, Malaysia 218, Mexico 381, Canada 562, Nhật Bản 947 tỷ USD).
Các con số trên chứng tỏ TPP là thị trường khá rộng lớn của Việt Nam.
Một thông tin khác cần quan tâm là xuất/nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên TPP năm 2012.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 11 thị trường nói trên đạt 45,1 tỷ USD, bằng 39,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chiếm gần 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của 11 nước trên. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ 11 thị trường trên là 30,33 tỷ USD, bằng 26,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước và mới chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của 11 nước trên.
Điều đó chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa nước ta vào các thị trường trên là rất lớn.
Đối với Việt Nam, tham gia TPP sẽ đem lại lợi thế xuất khẩu sang các nước này, do được miễn hoặc giảm thuế suất cho hàng hoá. Mặc dù ngược lại, chúng ta cũng phải miễn hoặc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ các thành viên TPP, nhưng do Việt Nam xuất siêu lớn với các thị trường này (tới gần 15 tỷ USD), nên phần lợi sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, kỳ vọng lợi thế và phần lợi sẽ đạt được đầy đủ và lớn hơn, nếu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường trên đáp ứng được các yêu cầu khá cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ.
Theo quy tắc này, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thành viên TPP muốn được hưởng thuế suất như trên, thì phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước nằm ngoài TPP (từ Trung Quốc, Hàn Quốc, một số nước trong khu vực ASEAN). Đây là điểm cần quan tâm, nhất là đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không khu vực kinh tế trong nước sẽ không tận dụng được cơ hội, thậm chí có thể bị giảm thị phần, như mấy năm qua (tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã giảm từ 42,1% năm 2006 xuống còn 33,8% trong 9 tháng 2013.
Vấn đề đặt ra là cần khẩn trương đẩy mạnh phát triển công nghệ phụ trợ, đẩy mạnh sản xuất nguyên vật liệu sản xuất ở trong nước, chuyển trọng tâm nhập khẩu từ các thành viên TPP…
Nguồn Chinhphu.vn