TPHCM: Tín dụng trung và dài hạn tăng mạnh
Trong đó, vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 56,3% tổng vốn huy động, tăng 16,6% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 15,1% tổng vốn huy động, tăng 5,5% so tháng cùng kỳ; vốn huy động VNĐ chiếm 84,9% tổng vốn huy động, tăng 16,2% so tháng cùng kỳ. Tiền gửi tiết kiệm chiếm 56,2%, tăng 17,9% so với tháng cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 9 đạt 1.000,5 ngàn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và thấp hơn mức tăng của tháng 8 (+1,4%). So với cuối năm 2013, tín dụng tăng 5%; so với tháng cùng kỳ dư nợ tăng 11,5%.
Trong đó, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 555,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng dư nợ, tăng 14,7% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 167,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng dư nợ, tăng 9,6% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 832,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 83,2% tổng dư nợ, tăng 11,9% so tháng cùng kỳ.
Đáng chú ý, dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 49,3%, tăng 21,3% so tháng cùng kỳ trong khi dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 50,7%, chỉ tăng 3,4% so tháng cùng kỳ.
Theo một số lãnh đạo ngân hàng, trong bối cảnh lãi suất đã không còn là vấn đề như hiện nay thì việc lựa chọn vay vốn trung và dài hạn là điều dễ hiểu. Nhưng quan trọng, mức tăng mạnh của tín dụng trung và dài hạn chứng tỏ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang tăng nhanh hơn cả nhu cầu vay tiêu dùng ngắn hạn.
Liên quan lãi suất, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho thấy lãi suất cho vay ngắn hạn với 5 lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 7 – 8%/năm và sản xuất kinh doanh thông thường là 9 – 10%/năm. Còn các khoản vay dài hạn, trung hạn lãi suất cũng chỉ 10,5 – 12%/năm, thậm chí những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án và dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất chỉ 6 – 7%/năm.
Nguồn CafeF/Infonet