So với tháng 8/2013, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,1%.
Sản xuất chế biến thực phẩm, dệt là hai ngành tăng so với tháng trước trên 10%. Theo đó, những ngành tăng so tháng trước là sản xuất chế biến thực phẩm với 16,4%; dệt tăng 15,8%; in tăng 9,0%; giấy tăng 7,0%...
Một số ngành giảm so tháng trước là xe có động cơ giảm 25,7%; hóa chất giảm 6,3%; thiết bị điện giảm 5,6%; da giày giảm 4,1%, thuốc giảm 2,7%...
Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,5% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%; công nghiệp chế biến tăng 6,5%; sản xuất phân phối điện tăng 6,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 7,8%.
22/26 ngành công nghiệp tăng so với kỳ cùng năm trước
Theo ngành công nghiệp cấp 2, có 20/26 ngành tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó những ngành có mức tăng cao như xe có động cơ với 84,6%; phương tiện vận tải khác tăng 26,7%; giường, tủ, bàn, ghế với 18,2%; giấy với 13,0%; trang phục tăng 12,2%; sản phẩm kim loại tăng 11,1%; thiết bị điện tăng 11,8%; thuốc tăng 10,0%...
Kết quả sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng điểm: ước tháng 8 tăng 0,05% so với tháng 7; tăng 6,3% so với tháng 8 cùng kỳ. Tính chung 8 tháng tăng 7,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành, bao gồm: ngành chế biến lương thực, thực phẩm tăng 1,7%, hóa dược cao su tăng 3,8%, điện tử tăng 7,7% và cơ khí chế tạo tăng 17,3%.
Tồn kho tăng 4,2%
Chỉ số tồn kho toàn ngành thời điểm 1/8 so với thời điểm 1/7 tăng 4,2%. Những ngành có mức tồn kho tăng là: trang phục tăng 20,1%; dệt tăng 13,4%… Những ngành có mức tồn kho giảm như da giày giảm 0,7%; thuốc lá giảm 0,9%; thiết bị điện giảm 10,1%; kim loại giảm tới 36,9%…
Chỉ số tiêu thụ tháng 7 giảm 1,0% so với tháng 6; so với tháng cùng kỳ tăng 8,4%. Những ngành có mức tiêu thụ tăng so với tháng trước và tháng cùng kỳ: dệt, giấy, sản phẩm từ cao su và plastic, thuốc, da giày…
Nguồn Theo DVO