TP.HCM: CPI tăng 0,12% tháng 7
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,12% so với tháng 6. Tuy thángnày tăng giá nhưng lại là tháng có mức tăng thấp nhất trong các tháng có giá tăng từ đầu năm đếnnay.
Trong 11 nhóm hàng có 6 nhóm hàng tăng giá: ăn uống (+0,25%), may mặc (+0,05%), thiết bị đồdùng gia đình (0,03%), giao thông (+0,4%), bưu chính viễn thông (+0,01%); hàng hóa và dịch vụ khác(+0,29%).
4 nhóm hàng giảm giá: đồ uống thuốc lá (-0,06%); nhà ở điện nước chất đốt (-0,07%); giáo dục(-0,12%) và văn hóa giải trí (-0,34%).
Nhóm dược phẩm và y tế không có biến động.
Theo cục thống kê Tp HCM, các nhân tố gây tăng chỉ số giá tháng 7 là việc giáthịt gia cầm tăng khá, trứng và rau tăng cao; quần áo may sẵn tăng nhẹ, đặc biệt giá xăng dầu tăngqua 2 lần điều chỉnh vào ngày 23/6 và 7/7 dẫn đến giá xăng lập kỷ lục với mức 25.640 đồng/lít.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm giảm chỉ số giá cả là giá lương thực (tiếp tục giảmdo giá xuất khẩu gạo giảm và tồn kho đang cao), giá vật liệu xây dựng, điện nước giảm do nhu cầugiảm trong mùa mưa; giá sách giáo khoa giảm do đang có chương trình khuyến mãi.
So với tháng 7/2013 chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,47%. Có 2 nhóm hàng giảm làbưu chính viễn thông (-0,96%) và văn hóa giải trí (-1,05%). 9 nhóm hàng còn lại đều tăng, trong đónhóm hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 3,41%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,59%; nhà ở điện nước chất đốttăng 3,30%; giao thông tăng 2,85%.
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tăng 1,22%, với mức tăng cao nhất củanhóm thuốc và dịch vụ y tế là +8,53% do điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, giao thông là nhóm có mứctăng xếp thứ hai (+2,87%) chủ yếu do xăng dầu tăng (+4,95%), xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụăn uống (+1,80%) trong đó thực phẩm tăng 3,0%. Như vậy bình quân 1 tháng trong 7 tháng đầu năm 2014chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,17%.
Chỉ số giá bình quân 7 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ tăng 4,89% (7 thángnăm 2013 tăng 2,96%).
Cụ thể:
Nguồn CafeF