Thứ Ba | 13/06/2017 08:00

Top 50 2017 - Hạng 6: Công ty Cổ phần Hàng không VietJet

Sau 5 năm hoạt động, Vietjet Air đã có 35 triệu lượt hành khách, với hơn 1/3 trong số đó lần đầu đi máy bay.

Sau 4 năm xin giấy phép, năm 2011 hãng hàng không Vietjet Air đã chính thức cất cánh trên bầu trời và nhanh chóng chiếm đến hơn 20% thị phần hàng không vào năm 2013 và 43% vào năm 2016. Vietjet Air là trường hợp điển hình triển khai thành công mô hình hãng hàng không chi phí thấp (LCC) ở Việt Nam với những dấu ấn ghi đậm trong tâm trí khách hàng là hãng hàng không giá rẻ với đặc trưng cắt giảm tối đa các loại chi phí. Năm 2016, Vietjet Air vận chuyển 14,05 triệu lượt hành khách, tăng 50,9%; hệ số sử dụng ghế bình quân đạt 88,2%. Thống kê cho thấy Hãng đã có 84.455 chuyến bay an toàn với 156.267 giờ bay, tỉ lệ đúng giờ 83,57%. Nhờ đó, doanh thu thuần ghi nhận đạt gần 27.500 tỉ đồng, tăng trưởng 38,6%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng mạnh hơn, lên đến 113,2%, đạt 2.496 tỉ đồng.

Vietjet Air hiện sở hữu mạng bay phủ khắp hầu hết các sân bay thương mại nội địa Việt Nam và bắt đầu đẩy mạnh phát triển mạng bay trên thị trường quốc tế tới khu vực ASEAN, Bắc Á và Trung Quốc. Năm ngoái, Vietjet Air nhận thêm 12 máy bay mới, mở thêm 9 đường bay nội địa kết nối các thành phố đông dân, đồng thời mở thêm 12 đường bay quốc tế. Tính đến cuối năm 2016, Vietjet Air sở hữu 37 đường bay nội địa và 23 đường bay quốc tế sau 5 năm khai thác.

Top 50 2017 - Hang 6: Cong ty Co phan Hang khong VietJet
 

Sự kiện IPO và đưa cổ phiếu hàng không VJC niêm yết thành công được xem là một thắng lợi lớn đối với Vietjet Air và là bước chuyển kế tiếp sang giai đoạn phát triển mới. Sau 5 năm hoạt động, Vietjet Air đã có những đóng góp quan trọng cho ngành hàng không Việt Nam với 35 triệu lượt hành khách và giúp thay đổi thói quen đi lại với hơn 1/3 trong số hành khách lần đầu đi máy bay.

Top 50 2017 - Hang 6: Cong ty Co phan Hang khong VietJet
 

Mục tiêu của Vietjet Air là trở thành “tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới” và hãng này vẫn tiếp tục đặt mua thêm máy bay và mở đường bay quốc tế mới. Gần đây, Vietjet Air có đề xuất trở thành chủ đầu tư dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Đầu tư vào hạ tầng cảng là một lĩnh vực mới với Vietjet Air, nhưng nó là mảnh ghép quan trọng của Vietjet Air với mô hình hàng không tiết giảm chi phí

Top 50 2017 - Hang 6: Cong ty Co phan Hang khong VietJet