Thứ Hai | 25/08/2014 11:48

Top 20 doanh nghiệp vốn khủng: Lợi thế nhờ quy mô?

Không phải doanh nghiệp vốn khủng nào cũng đi kèm với những lợi thế tưởng như rõ mười mươi đó.

Khi đánh giá một doanh nghiệp, ngoài những chỉ tiêu doanh thu/lợi nhuận, không ít người nhìn vàoquy mô doanh nghiệp đó, mà chỉ số thường được để ý đầu tiên là vốn điều lệ. Thực tế, với một doanhnghiệp có vốn điều lệ lớn, việc vay mượn và lập các dự án kinh doanh cũng dễ dàng hơn so với cácdoanh nghiệp khác. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp trên con đường phát triển vẫn phát hành thêmcổ phiếu, tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô hoạt động. Thế nhưng, thống kê các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, không phải doanh nghiệp vốn khủng nào cũngđi kèm với những lợi thế tưởng như rõ mười mươi đó.

Trong các doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất (không tính các công ty chứng khoán và ngân hàngthương mại), ngoài các doanh nghiệp vẫn "ăn nên làm ra" từ bấy lâu nay như GAS, VIC, VNM, HAG,HPG... vẫn còn những doanh nghiệp vốn nghìn tỷ nhưng vẫn lỗ, hoặc có lãi mang tính tượngtrưng. Masan được coi là "đế chế" tiêu dùng. Thế nhưng MSN lỗ ròng 106 tỷ đồng quý 1 và lỗ tiếp 227 tỷđồng quý 2 năm nay. Tất nhiên, tiềm năng của doanh nghiệp như MSN không thể nhìn vào kết quả kinhdoanh trong ngắn hạn. Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, liên tục thâu tóm những doanh nghiệptiềm năng khác - là một trong những hướng đi hiệu quả của Masan. Công ty con Masan Consumer (MSF)cũng là một trong những doanh nghiệp lãi khủng và chia cổ tức mạnh tay cho các cổ đông. "Anh cả" của họ xây lắp dầu khí PVX cũng lỗ 154 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua. Tình hình tài chínhcủa PVX có cải thiện so với cùng kỳ nhưng vẫn thuộc nhóm các doanh nghiệp lỗ khủng nhất trong quý 2và 6 tháng vừa qua. Không lỗ, nhưng HT1, IJC, OGC và ITA đều đạt lợi nhuận không đáng kể đặc biệt khi so với quy môvốn điều lệ khủng của các doanh nghiệp này. HT1 với vốn điều lệ gần 3.200 tỷ đồng nhưng quý 2 chỉ lãi ròng vỏn vẹn 11 tỷ đồng. Tất nhiên, sovới giai đoạn khó khăn mà công ty trải qua trong vài năm trở lại đây, 11 tỷ đồng lợi nhuận quý 2 và1 tỷ đồng quý 1 cũng là kết quả đáng khích lệ. Khác với HT1, lợi nhuận quý 2 của IJC đạt 13 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Là doanh nghiệp kinhdoanh bất động sản và xây dựng, kết quả kinh doanh của IJC liên tục sụt giảm trong 3 năm trở lạiđây (từ 2011 đến nay). Tương tự, Tập đoàn Đại Dương với 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ cũng chỉ lãi 36 tỷ đồng quý 2 sau 4 nămliên tiếp lợi nhuận sụt giảm (từ 2010 - 2013). ITA sau rất nhiều khó khăn vì gánh nặng nợ nần, trì hoãn các dự án... cũng chưa hoàn toàn vực dậyđược kết quả kinh doanh. Quý 2 năm nay công ty lãi vỏn vẹn 45 tỷ đồng trên gần 7.200 tỷ đồng vốnđiều lệ. So sánh vốn điều lệ từ năm 2012 đến nay (hơn 2 năm) có một nhận xét chung là các doanh nghiệp làmăn tốt, lợi nhuận cao vẫn giữ nguyên vốn điều lệ hoặc tăng vốn điều lệ bằng cách chia cổ tức bằngcổ phiếu cho các cổ đông hơn là phát hành cổ phiếu thu hút vốn. 6 tháng đầu năm 2014, duy nhất ITA là doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với mục đích cấn trừcông nợ. ITA cũng thuộc nhóm có lợi nhuận thấp nhất trong top 20 doanh nghiệp có vốn điều lệ khủng.Tháng 1/2014, ITA đã phát hành 100 triệu cổ phiếu với giá 6.600 đồng/cổ phiếu để cấn trừ côngnợ. Các doanh nghiệp còn lại, hầu hết không tăng vốn trong thời gian vừa qua, hoặc tăng vốn bằng pháthành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông - tức là việc tăng vốn xuất phát từ kết quả kinh doanh khởisắc của doanh nghiệp, thay vì để khắc phục những hạn chế phát sinh.

Có thể kể đến HPG phát hành gần 63 triệu cổ phiếu, FPT phát hành gần 69 triệu cổ phiếu chia cổtức, riêng REE phát hành gần 2 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên.

Tất nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả của việc phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ mà HT1 là một vídụ điển hình. Năm 2013, HT1 phát hành 120 triệu cổ phiếu cấn trừ công nợ với công ty mẹ VICEM. Mặcdù không nhận trực tiếp tiền từ việc phát hành cổ phiếu này, khoản vay 1.200 tỷ đồng của HT1 vớiVicem đã hoàn toàn được xóa bỏ, từ đó gánh nặng chi phí lãi vay được giảm thiểu. Lợi nhuận có được,dù ít ỏi, của HT1 trong 6 tháng vừa qua cũng nhờ vào việc phát hành trái phiếu cấn trừ công nợ nóitrên.

Có thể thấy rằng, việc phát hành thêm cổ phiếu (ngoài mục đích phân phối lợi nhuận: cổ tức,ESOP...) nếu tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp đều cần một thời giantích lũy đủ dài.

Thống kê Top 20 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trên 2 sàn chứng khoán (đơn vị tỷ đồng, tănggiảm vốn điều lệ so sánh trong 6 tháng đầu năm 2014):

Top 20 doanh nghiệp vốn khủng: Lợi thế nhờ quy mô? (1)

Nguồn Infonet


Sự kiện