Thứ Ba | 06/05/2014 08:51

Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày 6/5

Campuchia xuất khẩu 120.291 tấn gạo 4 tháng đầu năm 2014. Kenya sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo
Giá gạo thế giới ngày 6/5

Nguồn: Oryza
Nguồn: Oryza
Campuchia xuất khẩu 120.291 tấn gạo 4 tháng đầu năm 2014

Campuchia xuất khẩu khoảng 120.291 tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2014, tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Ban Thư ký của dịch vụ của xuất khẩu gạo một cửa (SHOW- REF).

Trong tháng 4/2014, Campuchia đã xuất khẩu khoảng 35.961 tấn gạo , tăng khoảng 54,5% so với cùng kỳ năm 2013 và tăng khoảng 1% so với tháng 3/2014 . Trong tháng 4 , Campuchia xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng hạt dài (khoảng 17.264 tấn), gạo thơm (khoảng 11.157 tấn) và gạo đồ hạt dài (khoảng 3.255 tấn).

Thị trường xuất khẩu gạo lớn của Campuchia trong năm nay bao gồm các quốc gia châu Âu , Malaysia, và Trung Quốc.

Philippines tuyên bố tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao nhất ở châu Á

Tăng trưởng sản xuất lúa gạo Philippines là cao nhất ở châu Á và đã vượt qua rằng các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, theo một thông cáo báo chí của Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines (PhilRice) . PhilRice cho rằng Philippines đã trở thành nước sản xuất gạo nhanh nhất của châu Á do công tác nghiên cứu mặc dù chỉ đạt được 97% mục tiêu tự cung tự cấp trong năm 2013.

Dựa trên số liệu từ báo cáo thị trường thương mại thế giới của USDA vào tháng 4/2014, PhilRice cho rằng sản xuất lúa gạo Philippines có thể tăng khoảng 8,7 % so với năm trước lên khoảng 11,64 triệu tấn trong năm 2013-2014 (tháng 7/2013-6/2014) và là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nhà sản xuất hàng đầu khác của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ , Bangladesh và Indonesia.

Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Philippines có khả năng sẽ lên tới 2 triệu tấn trong năm 2013-2014, tăng khoảng 33% so với năm trước và cũng vượt qua nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á là Trung Quốc. Hàng nhập khẩu chủ yếu là để duy trì dự trữ bắt buộc và kiềm chế lạm phát trong nước, theo Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA ) .

Trong khi đó, Cục Hải quan Philippines (BOC) cho biết rất khó khăn để ngăn chặn buôn lậu lúa gạo trong nước. Ông lưu ý rằng giá gạo tương đối ổn định trong thị trường trong nước và đó là một dấu hiệu việc giảm các hoạt động buôn lậu. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thống kê Nông nghiệp Philippines (BAS) cho thấy giá gạo trong nước trung bình ở Philippines đã tăng lên trong 3 tháng đầu năm 2014.
Kenya sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo

Tổng thư ký nội các Kenya tuyên bố nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo cho đến khi sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đồng thời bác bỏ tin đồn về việc Kenya cấm nhập khẩu gạo.

Theo các giao thức thương mại hiện có và biên bản ghi nhớ, trong đó có liên quan đến thương mại thế giới, thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Cộng đồng Đông Phi (EAC) , Kenya không thể cấm nhập khẩu gạo ngay lập tức mà không cần lý do thích hợp.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại rằng việc sản xuất lúa gạo trong nước hàng năm không được gia tăng với tốc độ yêu cầu. Trong khi tiêu thụ lúa gạo trong nước đang gia tăng với tốc độ hàng năm là 12%, sản xuất chỉ tăng có 4 %/năm.

Bộ Nông nghiệp Kenya đang có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo trong nước vào năm 2018 bằng cách mở rộng diện tích trồng lúa, giảm tổn thất sau thu hoạch thông qua cơ giới hóa và cải thiện hệ thống sản xuất giống.

Kenya chỉ sản xuất 16% của hơn 400.000 tấn gạo cần thiết cho tiêu dùng trong nước và nhập khẩu phần còn lại. USDA ước tính Kenya sản xuất 76.000 tấn gạo và nhập khẩu khoảng 410.000 tấn gạo trong 2013-2014 (tháng 10/2013-9/2014), để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ 475.000 tấn.

Nguồn Gafin/Oryza/NCĐT


Sự kiện