Thứ Năm | 29/08/2013 09:12

Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày 29/8

Philippines xem xét tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo cho Việt Nam. Luật Thực phẩm góp phần làm đồng rupee Ấn Độ mất giá.
Giá gạo thế giới ngày 29/8
Nguồn: Oryza
Nguồn: Oryza
Philippines xem xét tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo theo đề xuất của Việt Nam

Theo một thỏa thuận hạn chế định lượng (QR) với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Philippines có thể nhập khẩu khoảng 350.000 tấn gạo/năm với mức thuế 40%, và có quyền áp thuế cao hơn đối với lượng gạo nhập khẩu vượt mức này để bảo vệ nông dân địa phương. Thỏa thuận QR hết hạn vào tháng 6/2012.

Philippines gần như tự túc gạo, nhưng hạn chế nhập khẩu gạo là rất quan trọng giúp nước này duy trì tự túc gạo do chênh lệch giá giữa gạo trong nước và gạo nhập khẩu. Theo Cục Thống kê Nông nghiệp (BAS) của Philippines, giá trung bình bán buôn gạo hiện khoảng 725 USD/tấn, cao hơn nhiều so với gạo Thái 100% B, hiện khoảng 435 USD/tấn.

Philippines đang tìm cách gia hạn QR đến năm 2017 để giúp nông dân địa phương cạnh tranh với gạo nhập khẩu. Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cho biết chính phủ đang xem xét đề nghị của Việt Nam và đang đàm phán với các thành viên khác của WTO về mở rộng QR.

Hiện nay, Philippines đã có hạn ngạch nhập khẩu gạo cụ thể cho Thái Lan (98.000 tấn), Trung Quốc (25.000 tấn), Ấn Độ (25.000 tấn) và Australia (15.000 tấn).

Luật trợ cấp thực phẩm của Ấn Độ góp phần làm rupee mất giá

Đồng rupee Ấn Độ sắp chạm mốc 70 rupee/USD. Như vậy, chỉ trong 3 tháng, với mức giảm khoảng 28% so với thời điểm ngày 01/5/2013, đồng rupee Ấn Độ đã trở thành đồng tiền giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi ở châu Á.

Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm trong giá của đồng rupee chủ yếu là do việc mở rộng thâm hụt ngân sách và thiếu niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về các chính sách kinh tế của chính phủ trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng các chính sách dân túy như Luật an ninh lương thực được thông qua trong tuần này đã làm xấu đi nền kinh tế Ấn Độ.

Theo Bộ trưởng Lương thực Ấn Độ, dự luật cần khoảng 135.000 triệu rupee (khoảng 20 tỷ USD) để thực hiện, cao hơn khoảng 69% so với 80.000 triệu rupee (khoảng 12 tỷ USD) được phân bổ đối với trợ cấp thực phẩm trong ngân sách 2013-2014 vào tháng 2 năm nay.

Các nhà phân tích nói rằng chính phủ đã thông qua dự án Luật Thực phẩm không đúng lúc và trong bối cảnh khủng hoảng tài chính sâu. Họ nói rằng thay vì chi tiêu số tiền lớn như vậy vào các chương trình dân túy, chính phủ trước tiên nên làm sống lại nền kinh tế. Các nhà phân tích cũng cho rằng sự sụt giảm mạnh của đồng rupee (khoảng 3,5%) như hiện nay nên được xem như một tín hiệu cảnh báo rằng dự án Luật Thực phẩm có thể kéo tài chính của Ấn Độ tiếp tục giảm trong những năm tới.

Nguồn Oryza/Dân Việt


Sự kiện