Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày 13/4
Xuất khẩu gạo Thái Lan từ đầu năm đến 10/4/2013 giảm 13% so với cùng kỳ
Xuất khẩu của Thái Lan gạo (không kể gạo hommali và xuất khẩu qua biên giới) từ đầu năm đến 10/4/2013 đạt khoảng 1,17 triệu tấn, giảm 13% so với khoảng 1,36 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA). Trong 10 ngày đầu tháng 4/2013, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã đạt khoảng 119,311 nghìn tấn gạo, giảm khoảng 22% so với 152,439 nghìn tấn xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái.
Chính phủ Thái Lan có kế hoạch bán từ 6-7 triệu tấn gạo từ kho dự trữ của chính phủ bắt đầu từ tháng này. Năm ngoái, Thái Lan mất vị thế là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn, giảm 30% so với khoảng 10,3 triệu tấn (8 triệu tấn gạo trắng, 2 triệu tấn gạo hommali, 188 nghìn tấn gạo thơm khác) năm 2011.
Diện tích trồng lúa tại Mỹ năm 2013-2014 dự báo xuống thấp nhất 25 năm
Diện tích trồng lúa tại Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,05 triệu ha niên vụ 2013-2014, giảm khoảng 3% so với khoảng 1,08 triệu ha năm trước, theo Báo cáo triển vọng trồng trọt tháng 3/2012. Điều này có nghĩa là diện tích trồng lúa niên vụ 2013-2014 sẽ là thấp nhất kể từ 1987-1988, và giảm gần 25% so với khoảng 1,47 triệu ha năm 2010-2011.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết sự suy giảm năm này sang năm khác trong diện tích trồng lúa chủ yếu là do lợi nhuận từ đậu nành và ngô cao hơn. Trồng lúa được dự kiến sẽ giảm mạnh nhất trong khu vực đồng bằng, nơi mà hầu hết lúa của đất nước được phát triển.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan.
Đài Loan, Thái Lan nghi ngờ nghiên cứu về hàm lượng chì quá mức trong gạo nhập khẩu vào Mỹ
Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA) đã bác bỏ kết quả một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Monmouth ở New Jersey, Mỹ rằng một số mẫu gạo nhập khẩu vào Mỹ có chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép do Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) ban hành. Nghiên cứu tuyên bố rằng các mẫu gạo có nguồn gốc chủ yếu từ châu Á có hàm lượng chì cao. Gạo từ Đài Loan và Trung Quốc có hàm lượng chì cao nhất.
Tuy nhiên, COA nói rằng các xét nghiệm là không hợp lý vì dựa trên phân tích của một trường đại học của Mỹ chứ không phải là kiểm tra của các cơ quan chính phủ nước này. Mỹ đã không thiết lập bất kỳ tiêu chuẩn nào về hàm lượng chì trong gạo nhập khẩu và Bộ Y tế Đài Loan chưa bao giờ tìm thấy hàm lượng chì quá mức trong gạo Đài Loan từ trước đến nay.
Còn một quan chức thuộc bộ Ngoại thương Thái Lan cho rằng nước này đã xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ 30-40 năm qua và chất lượng gạo, mức độ an toàn của mỗi lô hàng đều được kiểm tra.
Nguồn Oryza/Dân Việt