Thứ Bảy | 04/10/2014 09:35

Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 4/10

Thái Lan thu được 17,6 triệu USD từ bán gạo cho lĩnh vực tư nhân. Ngành lúa gạo châu Âu sẽ suy giảm nếu không có rào cản thương mại.
Thị trường gạo thế giới Gafin
Giá gạo thế giới ngày 4/10/2014
Giá gao thế giới ngày 4/10 Gafin

Thái Lan thu được 17,6 triệu USD từ bán gạo cho lĩnh vực tư nhân

Bộ Thương mại Thái Lan đã đồng ý bán 59.600 tấn gạo từ kho dự trữ quốc gia cho các hãng tư nhân như một phần trong nỗ lực xả bán 18 triệu tấn gạo tồn kho, Reuters đưa tin.

Theo Bộ Thương mại, số gạo trên sẽ được bán với giá 295 USD/tấn, thu về 570 triệu baht (17,6 triệu USD). Giá bán thấp hơn giá thị trường do gạo đã được lưu kho gần 2 năm, do vậy, các công ty tư nhân phải gánh thêm chi phí để cải thiện chất lượng cho phù hợp với tiêu dùng của người. Tuy nhiên, chất lượng cụ thể không được công bố. Hiện giá tham chiếu gạo 5% tấm là 425 USD/tấn (FOB).

Chính phủ quân sự Thái Lan đến nay đã bán 70.000 tấn gạo sau khi mở bán lại lượng gạo lưu kho khi chương trình kiểm tra kho gạo toàn quốc kết thúc trong tháng 8. Tổng cục trưởng Tổng cục Ngoại thương cho biết, chính phủ Thái Lan đang đàm phán với Trung Quốc, Indonesia và Iran về các thỏa thuận liên chính phủ (G2G). Thủ tướng Thái Lan phát biểu trên truyền hình rằng Thái Lan có thể xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2014.

Ngành lúa gạo châu Âu sẽ suy giảm nếu không có rào cản thương mại

Khoảng 100.000 ha trồng lúa ở châu Âu có thể bị bỏ hoang nếu Liên minh châu Âu không dừng áp thuế nhập khẩu 0% đối với gạo từ Campuchia, Paola Battioli, người đứng đầu liên minh nông dân Confaribolture Novara cho biết.

Tình trạng báo động này không chỉ đối với ngành lúa gạo Italia mà cho cả châu Âu.

Battioli cho biết, hiện nông dân châu Âu không thể cạnh tranh được với gạo Indica Campuchia. Gạo trắng Long B Italia hiện có chi phí sản xuất 550 euro (693 USD)/tấn; để cạnh tranh chi phí sản xuất không được vượt quá 430 euro (542 USD)/tấn và điều này có nghĩa là nông dân phá sản.

Hiện nông dân châu Âu bán lúa cho nhà máy xay xát với giá 190 euro (239 USD)/tấn, trong khi phải chi 320 euro (403 USD) để sản xuất.

Theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC), trong niên vụ từ 1/9/2013 đến 31/8/2014, nhập khẩu gạo Campuchia – hưởng thuế suất 0% - vào châu Âu tăng 60% lên 245.000 tấn. 10 năm qua, lượng gạo nhập khẩu hưởng thuế 0% đã tăng 10 lần. Tình hình có vẻ xâu hơn khi số liệu cho thấy, nhập khẩu gạo từ Myanmar vào châu Âu trong 2 năm tăng từ 16.000 tấn lên 139.000 tấn.

Campuchia và Myanmar đều là nước kém phát triển (LDC), do vậy, được hưởng thuế suất 0% đối với mọi hàng hóa (kể cả gạo) ngoại trừ vũ khí theo Thỏa thuận Mọi thứ trừ Vũ khí (EBA).

Nguồn Theo DVO/Oryza


Sự kiện