Thứ Tư | 17/12/2014 08:49

Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 17/12

Xuất khẩu gạo Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2014-2015 đạt 5,296 triệu tấn, giảm 4%. Xuất khẩu gạo Argentina 9 tháng đầu năm tăng 9%, đạt 447.333 tấn.

Giá gạo thế giới ngày 17/12/2014

Xuất khẩu gạo Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2014-2015 đạt 5,296 triệu tấn, giảm 4%

6 tháng đầu năm tài khóa 2014-2015 (từ tháng 4 đến tháng 9/2014) xuất khẩu gạo của Ấn Độ, cả basmati và non-basmati, đạt 5,926 triệu tấn, trị giá 3,7 tỷ USD, giảm 4% khối lượng so với 5,51 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Nông sản và Sản phẩm Thực phẩm Chế biến Ấn Độ (APEDA).

6 tháng đầu năm tài khóa 2014-2015, Ấn Độ xuất khẩu 1,64 triệu tấn gạo basmati, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 15% khối lượng so với 1,94 triệu tấn và giảm 2% giá trị so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Cùng kỳ xuất khẩu gạo non-basmati đạt 3,64 triệu tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 2% khối lượng so với 3,58 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2013-2014.

Arab Saudi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Ấn Độ với 427.352 tấn. Các thị trường chủ yếu khác gồm Iran, Iraq, Kuwait và UAE. Trong khi đó, Bangladesh là thị trường nhập khẩu chính gạo non-basmati của Ấn Độ với 412.506 tấn. Các thị trường khác gồm Benin, Senegal, Nam Phi và Liberia.

Xuất khẩu gạo Argentina 9 tháng đầu năm tăng 9%, đạt 447.333 tấn

Argentina đã xuất khẩu 447.333 tấn gạo trong 9 tháng đầu năm, tăng 9% so với 411.294 tấn cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Bộ Nông nghiêp Argentina.

Riêng tháng 9, xuất khẩu gạo đạt 15.436 tấn, giảm 43% so với 26.849 tấn trong tháng 8/2014; và giảm 62% so với 40.463 tấn tháng 9/2013.  

Tháng 9, Brazil là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Argentina với 4.502 tấn, chiếm 29% tổng khối lượng xuất khẩu tháng 9, tiếp đến Bolivia voiws 3.508 tấn (23%), Senegal 2.975 tấn (19%) và Chile 2.054 tấn (13%).
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Argentina đạt 535.722 tấn, giảm 16% so với 635.938 tấn năm 2012.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng gạo của Argentina niên vụ 2014-2015 (tháng 4 – tháng 3) đạt 1 triệu tấn, tiêu thụ đạt 440.000 tấn; xuất khẩu đạt 600.000 tấn.

Nguồn DVO/Oryza