Chủ Nhật | 02/12/2012 15:38
Tổng hợp tin kinh tế vĩ mô nổi bật tuần qua
Thủ tướng dự báo lạm phát 2012 ở 7% và 2013 là 6%; dự báo các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng; số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng...
Xuất khẩu cả năm ước đạt 114,5 tỷ USD
Bộ Công Thương nhận định kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ tăng 4,6% so với kế hoạch và tăng khoảng 18,2% so với năm 2011.
Đóng góp cho thành tích xuất khẩu năm nay, cùng việc một số mặt hàng tăng giá như chè tăng 0,3%, hạt tiêu tăng 15,9%, dầu thô tăng 0,5%, xăng dầu các loại tăng 3,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 182,9%, thì một số thị trường đã có sự tăng trưởng trở lại.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (6,8%), góp phần cải thiện đáng kể cho cán cân thương mại.
Thị trường tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư
Ngày 30/11, nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam 2013, ông Sumit Dutta, tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho rằng việc cải cách đầu tư tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng mà Việt Nam đang thực hiện hiện nay cần thêm thời gian mới đánh giá được hiệu quả, tuy nhiên sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn nhờ các lợi thế giá rẻ, lực lượng lao động dồi dào.
Cùng nhận định trên, bà Trinh Nguyễn, chuyên gia nghiên cứu kinh tế - khối nghiên cứu kinh tế châu Á - Ngân hàng HSBC, cho biết nếu so với các nước trong khu vực, hiện nay giá nhân công của Việt Nam vẫn thấp nhất. Ngoài lợi thế cạnh tranh giá rẻ, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng muốn tận dụng thị trường tiêu dùng tại chỗ, vốn được cho là thị trường tiêu dùng trẻ, nhiều tiềm năng.
Thủ tướng trả lời phỏng vấn trên Bloomberg
Trong cuộc phỏng vấn Bloomberg ngày 28/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Lạm phát năm 2012 ước tính dừng ở mức 7% và trong năm tới, chúng tôi sẽ kiềm chế tốt hơn để lạm phát chỉ là 6%".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự báo năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 5,5%, cao hơn con số ước tính 5,2% của năm 2012.
Nguồn tín dụng quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam từ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn do nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, lên tới 8,82% tính tới 30/9. Khi nhắc tới yếu tố này, Thủ tướng cho biết "Việt Nam kiên định với việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm tránh đổ vỡ hệ thống với chi phí thấp nhất có thể".
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập tới một trong những đề án lớn của Việt Nam trong năm qua là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. "Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đã bán cổ phần ra công chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài", Thủ tướng nói.
Các chỉ số nợ của Việt Nam thời gian tới có xu hướng gia tăng
Ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến cuối năm 2012, số dư nợ công ước tính bằng 55,4% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 43,1% GDP. Chỉ số này của năm 2011 là 54,9%.
Căn cứ quy định tại Chiến lược nợ công giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nợ công và nợ Chính phủ vẫn trong giới hạn an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020: dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).
Ông cho rằng, các chỉ số nợ công của Việt Nam vẫn đang ở dưới ngưỡng an toàn, nhưng thời gian tới các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý, một mặt phải đảm bảo an toàn nợ, an ninh tài chính quốc gia, một mặt phải đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển đất nước.
Chính phủ dự báo CPI năm nay tăng khoảng 7,5%
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, tính chung 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,52%. Dự báo cả năm CPI tăng khoảng 7,5%.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, các chỉ tiêu cơ bản cho năm 2012 đã được Quốc hội thông qua sẽ đạt được. Chỉ số giá tiêu dùng nếu điều hành tốt sẽ khoảng trên 7%, thấp hơn mức 8% chính phủ đã trình qốc hội
Trao đổi bên lề một hội nghị tài chính, TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, mặc dù CPI năm 2012 nhiều khả năng sẽ dừng ở mức tăng 8%, giảm mạnh so với mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng mức tăng này vẫn cao so với sức chịu đựng của người dân cũng như doanh nghiệp.
Trong khi đó, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 đạt khoảng 5,2% là kết quả tích cực, phù hợp với diễn biến nền kinh tế. Theo ông Ngoạn, thực tế nếu xét theo thực lực thì rất khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP như kế hoạch đề ra ở mức 6 - 6,5%.
Số doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tiếp tục gia tăng
Theo thông cáo báo chí phát đi chiều ngày 29/11 của Văn phòng Chính phủ,t ính từ ngày 20/10 - 20/11, cả nước có gần 5,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 25,5 nghìn tỷ đồng.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2012, cả nước có 62.794 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 402.893 tỷ đồng, giảm 10,7% về số doanh nghiệp và giảm 8,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2011.
Có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước.
Trong 11 tháng đầu năm, cả nước tạo việc làm trên 1,39 triệu lao động, đạt 86,9% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 72,5 nghìn người, đạt 85% kế hoạch.
Giải ngân vốn ODA 11 tháng vượt kế hoạch năm 17%
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thu hút vốn ODA, trong 11 tháng đầu năm 2012, có 45 dự án ODA được ký kết với tổng giá trị là 3,756 tỷ USD. Giải ngân 11 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 3,56 tỷ USD, bằng 117% kế hoạch năm 2012.
Cũng theo số liệu mới công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2012 nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% kế hoạch năm.
Một số số liệu kinh tế vĩ mô khác trong tháng 11
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 0,8% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 11%, đây cũng là mức tăng thấp nhất từ đầu năm nay.
Bội chi ngân sách đến 15/11 ước gần 154 nghìn tỷ đồng. Con số này vượt khoảng 9,7% so với kế hoạch bội chi cả năm 2012 đã được Quốc hội phê duyệt (140,2 nghìn tỷ đồng).
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2012 tăng 4,8% so với tháng 10 và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011.Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so cùng kỳ.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/11 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý tồn kho nhóm thiết bị truyền thông tăng đột biến 425,1%.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 11 tháng đầu năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 73 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam đạt 1,275 tỷ USD.
Bên cạnh đó, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 11 dự án với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm đạt 160,6 triệu USD.
Chuyên gia dự báo kinh tế năm 2013 sáng sủa hơn
Những dự báo lạc quan trên về tăng trưởng kinh tế năm 2013 được các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuối tuần qua.
Theo đó, các chuyên gia kinh tế dự báo, những khó khăn nền kinh tế phải đối mặt trong 2012 có thể kéo sang 2013 song ở mức độ không lớn, kinh tế năm 2013 sẽ khả quan hơn.
Bộ Công Thương nhận định kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ tăng 4,6% so với kế hoạch và tăng khoảng 18,2% so với năm 2011.
Đóng góp cho thành tích xuất khẩu năm nay, cùng việc một số mặt hàng tăng giá như chè tăng 0,3%, hạt tiêu tăng 15,9%, dầu thô tăng 0,5%, xăng dầu các loại tăng 3,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 182,9%, thì một số thị trường đã có sự tăng trưởng trở lại.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (6,8%), góp phần cải thiện đáng kể cho cán cân thương mại.
Thị trường tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư
Ngày 30/11, nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam 2013, ông Sumit Dutta, tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho rằng việc cải cách đầu tư tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng mà Việt Nam đang thực hiện hiện nay cần thêm thời gian mới đánh giá được hiệu quả, tuy nhiên sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn nhờ các lợi thế giá rẻ, lực lượng lao động dồi dào.
Cùng nhận định trên, bà Trinh Nguyễn, chuyên gia nghiên cứu kinh tế - khối nghiên cứu kinh tế châu Á - Ngân hàng HSBC, cho biết nếu so với các nước trong khu vực, hiện nay giá nhân công của Việt Nam vẫn thấp nhất. Ngoài lợi thế cạnh tranh giá rẻ, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng muốn tận dụng thị trường tiêu dùng tại chỗ, vốn được cho là thị trường tiêu dùng trẻ, nhiều tiềm năng.
Thủ tướng trả lời phỏng vấn trên Bloomberg
Trong cuộc phỏng vấn Bloomberg ngày 28/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Lạm phát năm 2012 ước tính dừng ở mức 7% và trong năm tới, chúng tôi sẽ kiềm chế tốt hơn để lạm phát chỉ là 6%".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự báo năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 5,5%, cao hơn con số ước tính 5,2% của năm 2012.
Nguồn tín dụng quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam từ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn do nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, lên tới 8,82% tính tới 30/9. Khi nhắc tới yếu tố này, Thủ tướng cho biết "Việt Nam kiên định với việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm tránh đổ vỡ hệ thống với chi phí thấp nhất có thể".
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập tới một trong những đề án lớn của Việt Nam trong năm qua là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. "Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đã bán cổ phần ra công chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài", Thủ tướng nói.
Các chỉ số nợ của Việt Nam thời gian tới có xu hướng gia tăng
Ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến cuối năm 2012, số dư nợ công ước tính bằng 55,4% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 43,1% GDP. Chỉ số này của năm 2011 là 54,9%.
Căn cứ quy định tại Chiến lược nợ công giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nợ công và nợ Chính phủ vẫn trong giới hạn an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020: dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).
Ông cho rằng, các chỉ số nợ công của Việt Nam vẫn đang ở dưới ngưỡng an toàn, nhưng thời gian tới các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý, một mặt phải đảm bảo an toàn nợ, an ninh tài chính quốc gia, một mặt phải đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển đất nước.
Chính phủ dự báo CPI năm nay tăng khoảng 7,5%
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, tính chung 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,52%. Dự báo cả năm CPI tăng khoảng 7,5%.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, các chỉ tiêu cơ bản cho năm 2012 đã được Quốc hội thông qua sẽ đạt được. Chỉ số giá tiêu dùng nếu điều hành tốt sẽ khoảng trên 7%, thấp hơn mức 8% chính phủ đã trình qốc hội
Trao đổi bên lề một hội nghị tài chính, TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, mặc dù CPI năm 2012 nhiều khả năng sẽ dừng ở mức tăng 8%, giảm mạnh so với mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng mức tăng này vẫn cao so với sức chịu đựng của người dân cũng như doanh nghiệp.
Trong khi đó, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 đạt khoảng 5,2% là kết quả tích cực, phù hợp với diễn biến nền kinh tế. Theo ông Ngoạn, thực tế nếu xét theo thực lực thì rất khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP như kế hoạch đề ra ở mức 6 - 6,5%.
Số doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tiếp tục gia tăng
Theo thông cáo báo chí phát đi chiều ngày 29/11 của Văn phòng Chính phủ,t ính từ ngày 20/10 - 20/11, cả nước có gần 5,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 25,5 nghìn tỷ đồng.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2012, cả nước có 62.794 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 402.893 tỷ đồng, giảm 10,7% về số doanh nghiệp và giảm 8,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2011.
Có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước.
Trong 11 tháng đầu năm, cả nước tạo việc làm trên 1,39 triệu lao động, đạt 86,9% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 72,5 nghìn người, đạt 85% kế hoạch.
Giải ngân vốn ODA 11 tháng vượt kế hoạch năm 17%
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thu hút vốn ODA, trong 11 tháng đầu năm 2012, có 45 dự án ODA được ký kết với tổng giá trị là 3,756 tỷ USD. Giải ngân 11 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 3,56 tỷ USD, bằng 117% kế hoạch năm 2012.
Cũng theo số liệu mới công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2012 nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% kế hoạch năm.
Một số số liệu kinh tế vĩ mô khác trong tháng 11
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 0,8% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 11%, đây cũng là mức tăng thấp nhất từ đầu năm nay.
Bội chi ngân sách đến 15/11 ước gần 154 nghìn tỷ đồng. Con số này vượt khoảng 9,7% so với kế hoạch bội chi cả năm 2012 đã được Quốc hội phê duyệt (140,2 nghìn tỷ đồng).
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2012 tăng 4,8% so với tháng 10 và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011.Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so cùng kỳ.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/11 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý tồn kho nhóm thiết bị truyền thông tăng đột biến 425,1%.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 11 tháng đầu năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 73 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam đạt 1,275 tỷ USD.
Bên cạnh đó, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 11 dự án với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm đạt 160,6 triệu USD.
Chuyên gia dự báo kinh tế năm 2013 sáng sủa hơn
Những dự báo lạc quan trên về tăng trưởng kinh tế năm 2013 được các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuối tuần qua.
Theo đó, các chuyên gia kinh tế dự báo, những khó khăn nền kinh tế phải đối mặt trong 2012 có thể kéo sang 2013 song ở mức độ không lớn, kinh tế năm 2013 sẽ khả quan hơn.
Nguồn Khampha