Tổng giám đốc WSS: Vụ việc với PVFI đã kết thúc
Trước khi diễn ra ĐHCĐ thường niên 2012, CTCK Phố Wall đã dự định xin ý kiếncổ đông về việc phát hành tăng vốn nhưng sau đó tại đại hội kế hoạch này đã không được công ty đưara. Phóng viên đã cuộc trao đổi với bà Phạm Diễm Hoa, Tổng giám đốc WSS xung quanh vấn đề này.
Trước tiên tôi xin chia sẻ phương châm hoạt động của ban lãnh đạo chúng tôi làbảo toàn vốn của cổ đông trong mọi trường hợp, không bị thua lỗ. Trong năm 2012, quan điểm của WSSlà thị trường vẫn chưa có nhiều tích cực. Lãi suất, lạm phát vẫn còn cao; chính sách điều hành cònthiếu tính dài hạn. Do vậy TTCK năm 2012 cũng cần cẩn trọng.
Chúng tôi đã có 5 năm kinh nghiệm hoạt động. Năm 2008 thị trường cũng rất khókhăn thì WSS vẫn có lãi, sang năm 2009 kế hoạch đặt ra là thận trọng nhưng khi thị trường tốt lênthì công ty đạt được lợi nhuận khả quan.
Năm 2010 kế hoạch ban đầu đặt ra khá nhưng thị trường không thuận lợi nên lợinhuận năm đó chỉ được khoảng 20 tỷ và sang 2011 với kế hoạch đặt ra đầu năm là tích cực nhưng diễnbiến TTCK quá xấu. Hoạt động của công ty theo cơ chế thị trường do vậy cũng phải tùy vào tình hìnhthị trường để điều chỉnh. Năm 2012 kế hoạch được đặt ra nhưng chúng tôi vẫn theo quan điểm xem xétthị trương để đưa ra quyết định phù hợp.
Khi thị trường tích cực hơn thì WSS sẽ mạnh dạn đầu tư, cùng với xuhướng thị trường tốt và những khoản đầu tư của WSS vào bất động sản, năng lượng sạch hay các cổphiếu như Tổng công ty may Đức Giang đem lại lợi nhuận thì chúng tôi sẽ kỳ vọng là các cổ đông sẽcùng tham gia với chúng tôi. Khi đó phương án tăng vốn lúc đó sẽ được đặt ra ngay lập tức để đemlại lợi ích thiết thực cho cổ đông.
WSS đã công bố đầy đủ trên báo cáo tài chính kiểm toán của công ty. Trong vụviệc này WSS chỉ đóng vai trò là tổ chức trung gian kết nối giữa PVFI và khách hàng muốn sử dụngnguồn vốn để kinh doanh chứng khoán. Toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ, không có nợ khó đòi mà chỉcó khoản nợ hơn 70 tỷ của bà Nguyễn Thị Thu Quỳnh. Bà Quỳnh khi đó là giám đốc tài chính của PVFI,khoản nợ đó được bà Quỳnh sử dụng để giao dịch chứng khoán.
WSS trao đổi với PVFI về trường hợp bà Quỳnh thì PVFI cho biết sẽ tiếp tục làmviệc với bà Quỳnh và đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên sau thời gian dài thì bên PVFI chưa đưara được hướng giải quyết nên đến tháng 6/2011, WSS đã chuyển toàn bộ chứng khoán được bà Quỳnh dùngsố tiền hơn 70 tỷ mua, trả lại cho PVFI theo đúng thỏa thuận giữa 2 bên (nếu khách hàng kinh doanhthua lỗ thì WSS chuyển toàn bộ chứng khoán cho PVFI toàn quyền xử lý) tại công ty chứng khoánGBS.
Vụ việc này có thể nói đã kết thúc và chúng tôi chỉ là tổ chức trung gianhưởng phí, khoảng 2% trên doanh thu, nên việc đó cũng không ảnh hưởng đến các hoạt động khác củacông ty.
Thị trường CK VN còn non trẻ, chất lượng chưa cao so với các nước trong khuvực. Vì vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao không an toàn. Đó như con dao 2 lưỡi. Vì vậy WSSkhông khuyến khích sử dụng đòn bẩy cao
Hơn nữa quy mô thị trường, tính thanh khoản và tâm lý nhà đầu tư còn yếu thìkhi thị trường chỉ rung lắc nhiều nhà đầu tư mắc kẹt. Vì vậy dù đòn bẩy 50:50 cho là an toàn haymột số công ty là 30:70 thì rất rủi ro
Chúng tôi theo quan điểm cùng đầu tư lâu dài với nhà đầu tư. Nếu áp dụng đònbẩy cao chúng tôi thu được chút phí nhưng khi khách hàng thua lỗ thì họ sẽ rời bỏ thị trường và nhưthế công ty sẽ mất đi một khách hàng.
Những dự án mà WSS đầu tư vào thì không phải là lớn nếu so với quy mô các dựán BĐS mà các công ty theo đuổi. Vì sao chúng tôi lại đầu tư vào BĐS? Trước hết phải khẳng định BĐSlà thị trường lớn của bất kỳ nền kinh tế nào.
WSS nhắm tới bất động sản có tính chất pháp lý cao, hiện tại thị trường chưathuận lợi nên chúng tôi chưa khởi công. Phần góp vốn của WSS vào các dự án cũng rất nhỏ so với quymô dự án. Ví dụ góp vốn vào dự án 4 ha bên Đức Giang thì quy mô dự án phải ngàn tỷ đồng nhưng WSSmới chỉ góp 21 tỷ đồng. Khi nào thuận lợi, khởi công dự án thì chúng tôi sẽ kêu gọi góp vốn của cổđông để đem lại lợi nhuận thực sựu. Còn bây giờ thì chúng tôi chưa có quyết định tham gia vào thịtrường BĐS.
Theo tôi thì mỗi công ty có chiến lược riêng và phát triển theo thế mạnh củamình. Những hoạt động thu xếp vốn, tư vấn sáp nhập doanh nghiệp, đầu tư vẫn là các hoạt động manglại doanh thu chính cho công ty chứng khoán không riêng gì với WSS. Với hoạt động môi giới, thìhiện nay sôi động lắm giá trị giao dịch cả 2 sàn cũng chỉ 2000 tỷ đồng, chia đều cho 105 công tychứng khoán thì phí môi giới không được bao nhiêu.
Hơn nữa nhiều công ty hiện chi hoa hồng cho môi giới khá cao nên bản thân côngty chứng khoán không có nhiều lợi nhuận từ hoạt động này. Trong khi đó khấu hao máy móc, đườngtruyền, chi phí mặt bằng chủ yếu lại cho hoạt động này. Nên khó có thể kinh doanh lời từ môi giớiđem lại lợi nhuận cho cổ đông.
Chúng tôi biết sở trường của mình nên tập trung vào hoạt động tư vấn tàichính, sáp nhập, thoái vốn cho SCIC. Năm 2011 chúng tôi đã được Bộ tài chính công nhận là công tychứng khoán thực hiện tư vấn thoái vốn cho SCIC
Khoảng hơn 50 công ty và đến năm nay thì SCIC cũng đã giao cho WSS thoái vốngần 60 doanh nghiệp. Trong công việc thoái vốn này thì năm 2012 hy vọng WSS sẽ tham gia hợp đồngthoái vốn tại doanh nghiệp lớn, đem lại doanh thu lớn hơn.
Nguồn CafeF