Chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng. Ảnh: Quý Hòa
Tổng dư nợ quốc gia năm 2017 bằng 49% GDP
Đây là con số vẫn nằm trong giới hạn cho phép là dưới 50% GDP. Tuy nhiên, chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng so với 2016 và tiệm cận ngưỡng nợ nước ngoài của quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt.
Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hình thức tự vay, tự trả tăng nhanh. Theo đó, tốc độ tăng dư nợ của các khoản vay trung và dài hạn là 22,56%, của các khoản vay ngắn hạn là 73% so với năm trước đó.
Vay ngắn hạn nước ngoài đã cán mốc 21,9 tỉ USD trong năm 2017, trong số này có 4,8 tỉ USD của Vietnam Beverage để thanh toán cho Bộ Công Thương trong thương vụ mua cổ phần của Sabeco.
Tuy nhiên, theo Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018 thì hạn mức tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm tối đa 10%/năm. Hiện mức tăng ngắn hạn năm 2017 đã là 73% nên ảnh hưởng đến dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài, ảnh hưởng đến chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài quốc gia và làm giảm dư địa vay nước ngoài quốc gia trong các năm tiếp theo.
Do đó, để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc gia (không vượt ngưỡng 50% do Quốc hội phê duyệt), Thủ tướng phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả năm 2018 không vượt quá 5 tỉ USD. Dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn cuối năm 2018 của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng không vượt quá số dư nợ vào thời điểm hết 2017 là 5 tỉ USD.
Nguyên nhân từ đâu?
Theo lý giải của Bộ Tài chính thì có hai nguyên nhân chính khiến cho nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh trong năm 2017. Một là do các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đẩy mạnh việc vay nước ngoài bằng ngoại tệ với chi phí thấp, sau đó tiến hành hoán đổi sang tiền đồng (SWAP) để tìm kiếm cơ hội kinh doanh do chênh lệch về lãi suất giữa tiền đồng và USD.
Thứ hai, nguyên nhân do thương vụ bán vốn của Nhà nước trị giá 5 tỉ USD tại Sabeco diễn ra vào cuối năm 2017. Theo đó, để có tiền mua cổ phần tại Sabeco, Công ty Vietnam Beverage, một công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam) đã đi vay tiền ở nước ngoài (vay các ngân hàng của Thái Lan và Singapore thông qua sự bảo lãnh của tập đoàn mẹ là ThaiBev).
Đây là nguyên nhân làm cho nợ nước ngoài của quốc gia tăng từ 44,8% GDP vào năm 2016 lên tới 49% GDP vào cuối năm 2017. Cũng phải nói thêm, thương vụ này là cách lách luật khiến cho khoản tiền 5 tỉ USD ở trên không được ghi nhận là một khoản đầu tư gián tiếp (FII) mà được hạch toán là một khoản nợ của một doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Beverage), ảnh hưởng đến nợ quốc gia.
Thương vụ trị giá 4,8 tỉ USD này đã làm cho chỉ tiêu dự trữ ngoại hối nhà nước so với dư nợ nước ngoài ngắn hạn năm 2017 ở mức 235%, giảm so với 2016 do dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng nhanh trong năm 2017.
Nó cũng tác động đến chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia năm 2017 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ở mức 36%, tăng mạnh so với 2016 (tăng 6,3%), vượt giới hạn cho phép dưới 25%, chủ yếu do hoạt động rút vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng năm 2017 tăng mạnh.
Việc gia tăng mức vay nước ngoài ngắn hạn của tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, điều hòa thanh khoản ngoại tệ trong hệ thống. Bộ Tài chính dự báo, con số nợ nước ngoài của quốc gia vào cuối năm 2018 là 49,9% GDP, sắp chạm tới trần giới hạn mà Quốc hội cho phép là dưới 50% GDP.
Theo quy định tại Quyết định 544/QĐ-TTg ngày 20-4-2017 về chương trình quản lý nợ công trung hạn 2016-2018 thì hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và TCTD theo hình thức tự vay, tự trả tối đa 5,5 tỉ USD/năm.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết nếu áp con số 5,5 tỉ USD cho năm 2018 thì chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia có thể lên tới 50,9% GDP, vượt ngưỡng nợ 50% do Quốc hội phê duyệt. Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu này trong giới hạn cho phép, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hạn m bài viết