Thứ Tư | 31/10/2012 12:35
Tổng cung và cầu của nền kinh tế vẫn ở mức yếu
Theo Ủy ban Giám sát tài chính, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế hiện chưa đủ để tạo thành xung lực giúp doanh nghiệp sớm khắc phục khó khăn.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia gửi lên Chính phủ trong cuộc họp tháng 10, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế hiện nay dù đã có những chuyển biến tích cực so với những quý đầu năm nhưng vẫn ở mức yếu và chưa đủ để tạo thành xung lực giúp doanh nghiệp sớm khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tới.
Về phía tổng cầu, theo báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng khá hơn nhưng vẫn ở mức thấp. Chỉ số hàng tồn kho dù đã giảm mạnh so với những quý đầu năm nhưng vẫn ở mức khá cao (tương đương 20,3% so với cùng kỳ năm).
Về phía tổng cung, chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp tháng 10 vẫn tăng 5,8% so với tháng 9 nhưng nếu so sánh theo tốc độ tăng bình quân tháng so với cùng kỳ thì sau 5 tháng gần như liên tục tăng dần đều (từ tháng 5 đến tháng 9/2012) thì tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ (chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước).
Điều đáng lưu ý là những ngành sản xuất có sản lượng suy giảm tập trung chủ yếu vào các ngành nghề có liên quan lĩnh vực xây dựng - bất động sản .
Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số giá đầu vào và đầu ra của báo cáo “Chỉ số quản trị mua hàng PMI” được HSBC công bố đầu quý IV/2012 cho thấy, chỉ số giá cả đầu vào sản xuất đã tăng liên tiếp từ đầu năm tới nay do tăng giá nguyên vật liệu thô (ngoại trừ 2 tháng 6 và tháng 7).
Trong khi đó, chỉ số giá đầu ra đã liên tục giảm kể từ tháng 5 tới nay do cầu tiêu dùng suy giảm cộng với áp lực cạnh tranh. Mặt khác, báo cáo này cũng cho thấy tình hình sản xuất của nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn có thể phải chịu thêm những khó khăn nhất định trong thời gian tới khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành (từ tháng 4/2011).
Trước tình hình này, Ủy ban Giám sát tài chính đề xuất, cần nhanh chóng đẩy mạnh những biện pháp làm gia tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, hỗ trợ giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát hành trái phiếu công trình nhằm kích cầu kinh tế để giải phóng hàng tồn kho. Báo cáo dẫn chuỗi số liệu từ năm 2005 đến nay cho thấy, lĩnh vực xây dựng (tính theo giá so sánh) đóng góp tới 8-10% vào tổng sản lượng quốc nội (GDP) hàng năm và luôn duy trì được tốc độ tăng mạnh từ 10-12% năm.
Tuy nhiên, năm 2012 đã là năm thứ 2 liên tiếp sản lượng và tăng trưởng của lĩnh vực này suy giảm. Vì vậy cần sớm có giải pháp cụ thể nhằm khôi phục lĩnh vực xây dựng, thông qua đó kích cung và cầu của nển kinh tế.
Thứ hai, để khơi thông nguồn vốn tín dụng thì vấn đề cốt lõi là phải ưu tiên đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.Cùng với đó, cần sớm hoàn thiện nhanh nền tảng pháp lý cho việc mua bán nợ, thanh lý tài sản trong tiến trình xử lý nợ xấu, đồng thời có những chính sách ưu đãi về thuế và phí cho những tổ chức tài chính liên quan đến mua bán nợ xấu.
Về phía tổng cầu, theo báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng khá hơn nhưng vẫn ở mức thấp. Chỉ số hàng tồn kho dù đã giảm mạnh so với những quý đầu năm nhưng vẫn ở mức khá cao (tương đương 20,3% so với cùng kỳ năm).
Nguồn: GSO/GAFIN
Điều đáng lưu ý là những ngành sản xuất có sản lượng suy giảm tập trung chủ yếu vào các ngành nghề có liên quan lĩnh vực xây dựng - bất động sản .
Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số giá đầu vào và đầu ra của báo cáo “Chỉ số quản trị mua hàng PMI” được HSBC công bố đầu quý IV/2012 cho thấy, chỉ số giá cả đầu vào sản xuất đã tăng liên tiếp từ đầu năm tới nay do tăng giá nguyên vật liệu thô (ngoại trừ 2 tháng 6 và tháng 7).
Trong khi đó, chỉ số giá đầu ra đã liên tục giảm kể từ tháng 5 tới nay do cầu tiêu dùng suy giảm cộng với áp lực cạnh tranh. Mặt khác, báo cáo này cũng cho thấy tình hình sản xuất của nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn có thể phải chịu thêm những khó khăn nhất định trong thời gian tới khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành (từ tháng 4/2011).
Trước tình hình này, Ủy ban Giám sát tài chính đề xuất, cần nhanh chóng đẩy mạnh những biện pháp làm gia tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, hỗ trợ giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát hành trái phiếu công trình nhằm kích cầu kinh tế để giải phóng hàng tồn kho. Báo cáo dẫn chuỗi số liệu từ năm 2005 đến nay cho thấy, lĩnh vực xây dựng (tính theo giá so sánh) đóng góp tới 8-10% vào tổng sản lượng quốc nội (GDP) hàng năm và luôn duy trì được tốc độ tăng mạnh từ 10-12% năm.
Tỷ trọng của lĩnh vực xây dựng trong GDP theo giá so sánh (2005-2012)
Nguồn: Tổng cục Thống kê/UBGSTC
Tuy nhiên, năm 2012 đã là năm thứ 2 liên tiếp sản lượng và tăng trưởng của lĩnh vực này suy giảm. Vì vậy cần sớm có giải pháp cụ thể nhằm khôi phục lĩnh vực xây dựng, thông qua đó kích cung và cầu của nển kinh tế.
Thứ hai, để khơi thông nguồn vốn tín dụng thì vấn đề cốt lõi là phải ưu tiên đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.Cùng với đó, cần sớm hoàn thiện nhanh nền tảng pháp lý cho việc mua bán nợ, thanh lý tài sản trong tiến trình xử lý nợ xấu, đồng thời có những chính sách ưu đãi về thuế và phí cho những tổ chức tài chính liên quan đến mua bán nợ xấu.
Nguồn Khampha