Thứ Ba | 25/03/2014 19:25

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị ở La Hay

Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tác đóng góp tích cực cho bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu.

Tiếp tục chương trình Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ3 đang diễn ra tại La Hay, Hà Lan, chiều 25/3 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thamdự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận toàn thể với chủ đề "Tăng cường an ninh hạtnhân, giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân, các biện pháp quốc gia và hợp tác quốc tế". VOV xingiới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:

"Thưa Ngài Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Thưa quývị,

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi đánh giá cao những nỗ lực củaChính phủ Hà Lan, Ngài Thủ tướng Mark Rutte và các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc tổ chức Hộinghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3.

Tôi tin tưởng rằng Hội nghị lần này sẽ đề ra phương hướng và cácbiện pháp mới, hiệu quả nhằm tăng cường hơn nữa an ninh hạt nhân và giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạtnhân ở từng quốc gia và trên toàn thế giới.

Nhận thức trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân làcủa từng quốc gia, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về an ninh hạt nhân, bảo đảmkiểm soát an ninh hầu hết các nguồn phóng xạ cường độ cao, bắt đầu triển khai các biện pháp kiểmsoát xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ tại một số sân bay và cảng biển, đào tạo đội ngũ cán bộ và xâydựng văn hóa an ninh cho các cơ quan có liên quan, đồng thời tích cực tham gia các công cụ pháp lývà các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân.

Từ sau Hội nghị thượng đỉnh Washington 2010 và Seoul 2012, Việt Namđã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung (9/2012); gia nhập và phê chuẩn Công ước Bảo vệ thực thể vậtliệu hạt nhân và Phần Sửa đổi (10/2012); hợp tác với IAEA, Liên bang Nga và Hoa Kỳ hoàn thành việcchuyển trả toàn bộ số nhiên liệu uran có độ làm giàu cao đã qua sử dụng về Liên bang Nga, kết thúcthành công chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt (7/2013); gia nhậpCông ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ(10/2013). Chúng tôi cũng đang tích cực chuẩn bị tham gia Công ước quốc tế về ngăn chặn các hànhđộng khủng bố hạt nhân (ICSANT).

Việt Nam đánh giá cao vai trò trung tâm của IAEA trong cấu trúc anninh hạt nhân quốc tế. Chúng tôi đã đóng góp tích cực vào các hoạt động của IAEA, cũng như đã sửdụng hiệu quả các trợ giúp của IAEA về an ninh hạt nhân. Trên cương vị thành viên và là Chủ tịchHội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2014, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tácđóng góp tích cực cho việc bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu.

Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên ASEANnhằm xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân; đồngthời tăng cường hợp tác với IAEA và nhiều quốc gia khác trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và cácđiều kiện cần thiết để thực hiện Chương trình điện hạt nhân quốc gia một cách hiệu quả và bảo đảman toàn, an ninh.

Thưa quý vị,

Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, không phổ biến vàgiải trừ vũ khí hạt nhân là mục tiêu chung của nhân loại mà chúng ta đang hướng tới. Cùng với việckhuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp tự nguyện phù hợp với khả năng của mình, chúng tacần có những chương trình, giải pháp cụ thể và phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển tronglĩnh vực này và tiếp tục tăng cường vai trò của các thể chế đa phương, đặc biệt là IAEA, Liên HợpQuốc.

Việt Nam ủng hộ những phương hướng và biện pháp tổng thể nêu trongThông cáo của Hội nghị. Chúng tôi đã tham gia một số sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị này và ủnghộ việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2016 tại Hoa Kỳ.

Trân trọng cảm ơn.

Nguồn VOV News


Sự kiện