Thứ Hai | 12/05/2014 07:55

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24

Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar.

Thưa Tổng thống U Thên Sên, Chủtịch Hội nghịCấp caoASEAN,

Thưa Quốc vương,

Thưa các vịđồng nghiệp!

Trước hết, Việt Nam xin cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và xin chúc mừngMi-an-ma trên cương vị Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên. Việt Nam sẽ hợp tác và ủng hộ Mi-an-ma hoànthành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2014. Theo chủ đề của Hội nghị, chúng tôi xin chia sẻ mộtsố ý kiến sau:

1.Về hòa bình và an ninh khu vực

Việt Nam xin thông báo và nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông nhưsau:

Hòa bình, ổnđịnh, an ninh, an toàn, tựdo hàng hảivàhàng không ởBiển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giớiđang bị đe dọa nghiêm trọng.

Từngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoannước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đãhạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinhtế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoancủa Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ,tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiênTrung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùngĐặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế,Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố vềỨng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳnguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở BiểnĐông.

Việt Nam đãhết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí,sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầuTrung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuynhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vukhống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngàycàng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Việt Nam đặc biệt coi trọng vàluôn làm hết sức mình để gìngiữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốncùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vựcvà Thế giới. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm vàkiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốctế.

Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN,các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động xâmphạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, Việt Nam đề nghị ASEAN,chúng ta tăng cường đoàn kết, thống nhất và khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tạiTuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ướcLiên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ởBiển Đông (DOC). Và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.

Việt Nam đề nghị ASEAN đưa các nội dung nêu trên về vấn đề BiểnĐông vào Tuyên bố chung của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. ViệtNam đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ngày 10/5/2014, đã nhất trí thông qua mộtTuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai tròtrung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh củakhu vực.

2. Về lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Việt Nam đánh giá cao Báo cáo của ngài Tổng Thư ký ASEAN về cáchoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng tôi cho rằng ASEAN chúng ta cần phải làm nhiều việc hơnnữa và tập trung vào những trọng tâm:

Trước hết, mỗi quốc gia và cả khu vực đều phải nỗ lực thực hiệnđúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Cùng với việc đẩy mạnh chất lượng của gần 80% dòng hànhđộng đã và đang được triển khai, ASEAN cần ưu tiên thực hiện 20% phần còn lại. Việt Nam ủng hộ việcthông qua Tuyên bố Nay-pi-tô về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt độngtrong năm 2014.

Chúng ta cần tăng cường phát huy vai trò chủ đạo củaASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực, cũng như ứngphó hiệu quả với những thách thức đang đặt ra.

Cùng với nỗ lực xây dựng Cộng đồng, ASEAN cần phát huy hơn nữa vaitrò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong bối cảnh có nhiều sáng kiến về khuôn khổ an ninh khu vực đangđược các nước lớn đưa ra. ASEAN cần chủ động, tích cực có tiếng nói chung về các vấn đề có ảnhhưởng trực tiếp tới hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực; đặc biệt cần đề cao các nguyên tắcgiải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế,…

Theo đó, ASEAN cầnđẩy mạnh đối thoại xây dựng lòng tin, xâydựng vàchia sẻcác chuẩn mực ứng xửchung cũng nhưphát huy các côngcụ vàcơchếhợp tác hiện cónhưHiệp ước Thân thiệnvàHợp tác (TAC), Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, Hiệp ước Đông Nam Ákhông có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Vìcác mục tiêu trên, chúng tôi nhất trí với đề xuất xây dựngmột khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác chung ở khu vực Đông Á, dựa trên các nguyên tắc củaHiệp ước TAC và các thỏa thuận đã có, cũng như các sáng kiến có liên quan được đưa ra gần đây. Đồngthời, chúng ta cần tiếp tục gắn kết mục tiêu này trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và Tầm nhìn ASEANsau 2015.

Để làm được điều đó, ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết và thốngnhất, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung của khu vực trên cơ sở các nguyên tắc và phương cách đãthỏa thuận, góp phần bảo đảm tốt hơn môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, tạo điều kiện thuậnlợi để ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

ASEAN chúng ta cũng cần đẩy mạnh các nỗ lực nhằm ứng phó hiệu quảđối với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên, bao gồm các thách thức môi trường,nguồn nước, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Trước những thiên tai, thảm họa xảy ra liêntiếp gần đây, tôi đề nghị các cơ quan chức năng của ASEAN cần phải rà soát và đưa ra các kiến nghịvề việc tăng cường khả năng hợp tác, ứng phó kịp thời và hiệu quả của ASEAN trong lĩnh vực này.

Nhân dịp này, một lần nữa, tôi xin gửi lời chia sẻ sâu sắctới nhân dân Phi-líp-pin vềnhững hậu quả nặng nềdo cơn bão Hải Yến gây ra và tớigia đình các nạn nhân của thảm họa máy bay MH370. Những thảm họa này càng đòi hỏi chúng ta phảiquan tâm hơn nữa việc tăng cường năng lực ứng phó, hợp tác của ASEAN. Chúng tôi đề nghị sớm tổ chứctổng kết kinh nghiệm về sự phối hợp của khu vực trong công việc quan trọng này.

3.Về tương lai Cộng đồng ASEAN. ViệtNamđánh giá cao thỏa thuận Cấp cao ASEAN về xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 phải làsự tiếp nốivàphát huy các thành tựuđãđạt được trong Lộtrình xây dựng Cộng đồng ASEAN2009-2015. Sau khi trở thành Cộng đồng, ASEAN cần hướng tới những mục tiêu liên kết cao hơn trên cảba trụ cột. Đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực, chủ động thúc đẩy vàmở rộng liên kết ở khu vực Đông Á. Tầm nhìn sau 2015 phải giúp đưa Cộng đồng ASEAN vì phúc lợingười dân, khơi gợi ý thức cộng đồng và khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực của người dânvào tiến trình này. ASEAN cần chú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa các cơ chế hợp tác nhằm ứngphó kịp thời, hiệu quả với những rủi ro, bao gồm cả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn. Chúng tôi đềnghị giao Hội đồng Điều phối ASEAN xây dựng kế hoạch kỷ niệm thiết thực về sự kiện Cộng đồng ASEANra đời.

4. Về kiểm điểm và định hướng quan hệ đối ngoại củaASEAN

Việt Nam đề nghịASEAN gia tăng vai trò và hợp tác với các đốitác tại các diễn đàn khu vực; phát huy vai trò chủ đạo trong diễn đàn Đông Á; xây dựng một khuônkhổ các quy tắc ứng xử và hợp tác tương tự như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) mở rộng ra phạmvi toàn Đông Á.

Là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đề nghị Hội nghị Bộtrưởng ASEAN-EU lần thứ 20 sắp tới cần bàn kỹ việc tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-EU, trong đó cóđề xuất của EU về tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa Lãnh đạo hai Bên. Chúng tôi cũng ủng hộ đề xuấtrà soát và đề ra những định hướng chỉ đạo về việc tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Thưa quývị,

Việt Nam trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp quan trọngcủa Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô vào quá trình xây dựng Cộng đồngASEAN. Xin chúc Ngài Tổng thống mọi điều tốt đẹp.

Xin cámơn./.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện