Thứ Năm | 28/11/2013 10:34

Toàn văn Hiến pháp sửa đổi

Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ năm 1930, dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ,hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạngtháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyênngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chívà sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhândân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nướcđi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiếnpháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xâydựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

CHƯƠNG I

CHẾĐỘ CHÍNH TRỊ

Điều 1

Nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Namlà một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đấtliền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 2

1. Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Namdo Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nướclà thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Điều 3

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảmquyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện.

Điều 4

1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Độitiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhândân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấpcông nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởnglàlực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Namgắn bómật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhândân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Namhoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật.

Điều 5

1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng vàgiúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, pháthuy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện đểcác dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Điều 6

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằngdânchủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông quacác cơ quan khác của Nhà nước.

Điều 7

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏphiếu kín.

2.Đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãinhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Điều8

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phảitôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụNhân dân, liên hệ chặt chẽvới Nhân dân, lắng nghe ý kiếnvà chịu sự giám sát của Nhân dân; kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,cửa quyền.

Điều 9

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chínhtrị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội,dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phảnbiện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân gópphần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh ViệtNam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đạidiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổchức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhấthành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thànhviên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổHiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc ViệtNam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Điều10

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội củagiai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đạidiện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángcủa người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; thamgia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơnvị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghềnghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều11

1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâmphạm.

2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bịnghiêm trị.

Điều12

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác vàphát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập,hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủHiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệtNam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộngđồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Điều13

1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôisao vàng năm cánh.

2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bônglúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.

4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

5. Thủ đô nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

CHƯƠNG II

QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyềncông dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định củaluật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15

1. Quyền côngdân không tách rờinghĩa vụ côngdân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiệnquyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyềnvà lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16

1. Mọi người đềubình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17

1. Công dân nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân ViệtNam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18

1. Người ViệtNamđịnh cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc ViệtNam.

2. Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhuyếnkhích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quêhương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19

Mọi người có quyền sống. Tính mạngcon người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20

1. Mọi người cóquyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dựvà nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thứcđối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sứckhỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắtnếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Việnkiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ ngườido luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiếnxác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳhình thức thử nghiệm nàokhác trên cơthể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21

1. Mọi người cóquyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đờisống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người cóquyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tinriêng tư khác.

Không ai đượcbóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthưtín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của ngườikhác.

Điều 22

1. Công dân cóquyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người cóquyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếukhông được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, cóquyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này dopháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người cóquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Cáctôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôntrọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặclợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cậnthông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luậtquy định.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảmquyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xãhội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai tròcủa mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấmphân biệt đối xử về giới.

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủhai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việcthực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28

1. Công dân cóquyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị vớicơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để côngdân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếpnhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khiNhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30

1. Mọi người cóquyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việclàm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngườibị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dựtheo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việctrả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống,vu cáo làm hại người khác.

Điều 31

1. Người bị buộctội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật địnhvà có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việctuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kếtán hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt,tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờluật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ,tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyềnđược bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người viphạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32

1. Mọi người cóquyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt,tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tếkhác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninhhoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nướctrưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giáthị trường.

Điều 33

Mọi người có quyềntự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34

Công dân có quyềnđược bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35

1. Công dân cóquyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làmcông ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; đượchưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấmphân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tốithiểu.

Điều 36

1. Nam, nữcó quyền kết hôn, ly hôn.Hôn nhân theo nguyên tắctựnguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và giađình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Điều 37

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hànhhạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác viphạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡngđạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao độngsáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổiđược Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 38

1. Mọi người cóquyền được bảo vệ, chăm sócsức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụngcác dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh,chữa bệnh.

2. Nghiêm cấmcác hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 40

Mọi người có quyềnnghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học,nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 41

Mọingười có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sốngvăn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.

Điều 42

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọnngôn ngữ giao tiếp.

Điều 43

Mọi người có quyềnđược sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 44

Công dân cónghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốclà tội nặng nhất.

Điều 45

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phảithực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Điều 46

Công dân cónghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trậttự, an toàn xã hội và chấp hànhnhững quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47

Mọi người cónghĩa vụ nộpthuế theo luật định.

Điều 48

Người nước ngoàicư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộtính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 49

Người nước ngoàiđấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bìnhhoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

CHƯƠNG III

KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC,KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 50

Nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nộilực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Điều 51

1.Nềnkinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tácvà cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cánhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngànhkinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầutư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 52

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tếtrên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp,phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tínhthống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Điều 53

Đất đai,tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sảncông thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý.

Điều 54

1. Đất đailà tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước,được quản lý theo pháp luật.

2. Tổ chức,cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Ngườisử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền vànghĩavụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

3. Nhà nướcthu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết doluật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hộivìlợiích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồithường theo quy định của pháp luật.

4. Nhànước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật địnhđể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạngchiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Điều 55

1. Ngânsách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chínhcông khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng,công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

2. Ngânsách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngânsách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoảnthu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.

3. Đơn vịtiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiềnquốc gia.

Điều 56

Cơ quan,tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt độngkinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.

Điều 57

1. Nhà nướckhuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

2. Nhà nướcbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạođiều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 58

1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe củaNhân dân, thực hiện bảohiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộcthiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ,chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Điều 59

1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đốivới người có công với nước.

2. Nhà nướctạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thốngan sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, ngườinghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.

3. Nhà nước cóchính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Điều 60

1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Nhà nước, xãhội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng vàlành mạnh của Nhân dân; pháttriển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

3. Nhà nước, xãhội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựngcon người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thầnđoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Điều 61

1. Phát triểngiáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài.

2. Nhà nước ưutiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầmnon; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từngbước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghềnghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nướcưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạođiều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.

Điều 62

1. Phát triểnkhoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Nhà nước ưutiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển,chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyềnnghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

3. Nhà nước tạođiều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoahọc và công nghệ.

Điều 63

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bềnvững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học;chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyếnkhích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, nănglượng tái tạo.

3. Tổ chức, cánhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đadạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệthại.

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ TỔ QUỐC

Điều 64

Bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩalà sự nghiệp của toàndân.

Nhà nước củngcố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lựclượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vữngchắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Cơ quan, tổchức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Điều 65

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc giavà trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng,Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiệnnghĩa vụ quốc tế.

Điều 66

Nhà nước xâydựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cólực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lựclượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệmvụ quốc phòng.

Điều 67

Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụbảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chốngtội phạm.

Điều 68

Nhà nước pháthuy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xâydựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang,kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thựchiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần củacán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Côngan nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăngcường khả năng bảo vệ Tổ quốc.

CHƯƠNG V

QUỐC HỘI

Điều 69

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Điều 70

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốchội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồngbầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản vềtàichính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết địnhphân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sáchđịa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;quyết định dự toánngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toánNhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốchội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồngdân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồngbầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hộithành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hộiđồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhândân và Hiến pháp;

8.Bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngườigiữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập,giải thểnhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơquan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhândân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương,huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyđịnh về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng vàan ninh quốc gia;

14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phêchuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực củađiều ước quốc tế liênquan đếnchiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viêncủa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quantrọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân vàcác điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Điều71

1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.

2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất haiphần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết địnhrút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốchội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng,trừ trường hợp cóchiến tranh.

Điều72

Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội;ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Uỷban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữquan hệ với các đại biểu Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịchQuốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.

Điều73

1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trựccủa Quốc hội.

2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội,các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.

3. Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốchội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thànhviên Chính phủ.

4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raUỷ ban thường vụ Quốc hội mới.

Điều 74

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;

2 Ra pháp lệnh về những vấn đềđược Quốc hội giao;giải thích Hiếnpháp, luật, pháp lệnh;

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòaán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơquan khác do Quốc hội thành lập;

4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tạikỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết củaUỷ ban thường vụ Quốc hội;

5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy bancủa Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;

6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hộiđồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia,Tổng Kiểm toán Nhà nước;

7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiếnpháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

8. Quyết định thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơnvị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hộikhông thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạngkhẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toànquyền của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Điều 75

1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịchHội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dântộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc;thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn vềviệc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sáchdân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.

4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như Uỷ ban của Quốc hộiquy định tại khoản 2 Điều 76.

Điều 76

1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủnhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy banthường vụ Quốc hội phê chuẩn.

2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khácvà báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyềngiám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đềthuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.

3. Việc thành lập, giải thể Ủy ban do Quốc hội quyết định.

Điều 77

1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viênChính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và cá nhânhữuquan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Ngườiđược yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghịcủa Hội đồng dân tộc vàcác Uỷ ban của Quốc hội.

Điều 78

Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra mộtdự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.

Điều 79

1.Đại biểu Quốc hội là người đạidiện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vịbầu cử ra mình vàcủa Nhân dân cả nước

2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát củacử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốchội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cửtri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị củacử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướngdẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Điều 80

1. Đại biểu Quốchội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Người bị chấtvấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụQuốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết,Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

3. Đại biểu Quốchội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệuliên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơquan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốchội yêu cầu trong thời hạn luật định.

Điều 81

Không được bắt,giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trongthời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trongtrường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữphải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyếtđịnh.

Điều 82

1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu; cóquyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.

2. Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhànước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.

3. Nhà nước bảođảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Điều 83

1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủtịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất mộtphần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.

2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụQuốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hộiyêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họpQuốc hội.

3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệutập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịchQuốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội.

Điều 84

1. Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quantrung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luậttrước Quốc hội, trình dự án pháplệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 85

1. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hộibiểu quyết tán thành; trường hợp làm Hiến pháp,sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắnhay kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hộiphải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tánthành.

2. Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngàyđược thông qua, trừ trường hợpChủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.

CHƯƠNG VI

CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 86

Chủ tịch nước làngười đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đốinội và đối ngoại.

Điều 87

Chủ tịch nước doQuốc hội bầu trong số cácđại biểu Quốchội.

Chủ tịch nước chịutrách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủtịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nướctiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raChủ tịch nước.

Điều 88

Chủ tịch nước cónhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố Hiếnpháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnhtrong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đóvẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyếttán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nướctrình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

2. Đề nghị Quốchội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứvào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộtrưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

3. Đề nghị Quốchội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Việntrưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứvào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá;

4. Quyết định tặngthưởng huân chương, huy chương, cácgiảithưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch,thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốcphòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩnđô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổngtham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghịquyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố, bãi bỏ quyết địnhtuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hộira lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩncấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được công bố, bãibỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

6. Tiếp nhận đạisứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội bổ nhiệm,miễn nhiệm,cử, triệu hồi đạisứ đặc mệnh toàn quyền của Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấpđại sứ; quyết địnhđàm phán, kýđiềuước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặcchấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết địnhphê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

Điều 89

1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủyviên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nướctrình Quốc hội phê chuẩn.

Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết địnhtheo đa số.

2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiếntranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hộiquyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc;thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợpcó chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũtrang tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Điều 90

Chủ tịch nước cóquyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.

Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nướcxét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Điều 91

Chủ tịch nướcban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 92

Phó Chủ tịch nướcdo Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch nướcgiúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệmthay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 93

Khi Chủ tịch nướckhông làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợpkhuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu raChủ tịch nước mới.

CHƯƠNG VII

CHÍNH PHỦ

Điều 94

Chính phủ là cơquan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịutrách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội, Chủ tịch nước.

Điều 95

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướngChính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượngthành viên Chính phủ do Quốc hộiquy định.

Chính phủ làm việctheo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịutrách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ đượcgiao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công củaThủ tướng và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. KhiThủ tướng Chính phủ vắng mặt, mộtPhó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng lãnh đạocông tác của Chính phủ.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chínhphủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùngcác thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động củaChính phủ.

Điều 96

Chính phủ có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thihành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

2. Đề xuất, xâydựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyếtđịnh theo thẩm quyền để thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội;trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;

3. Thống nhất quảnlý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường,thông tin, truyền thông,đốingoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh độngviên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệTổ quốc, bảo đảm tính mạng, tàisản của Nhân dân;

4. Trình Quốc hộiquyết định thành lập, bãi bỏ bộ,cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dướitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốcgia;thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trongcác cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo của công dân, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạocông tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dâncác cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản củacơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;

6. Bảo vệ quyềnvà lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trậttự, an toàn xã hội;

7. Tổ chức đàmphán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước;quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lựcđiềuước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩnquy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đángcủa tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

8. Phối hợp với Ủyban trung ươngMặt trận Tổ quốc ViệtNam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình.

Điều 97

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chínhphủ mới.

Điều98

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổchức thi hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nướctừ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nềnhành chính quốc gia;

3. Trình Quốc hội phê chuẩn đềnghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộcbộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ,quyền hạn của Chính phủ; tổ chứcthực hiện điều ước quốc tế mà Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quantrọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Điều 99

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là ngườiđứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịutrách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thihành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạmvi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệmquản lý.

Điều 100

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ banhành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việcthi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định củaluật.

Điều 101

Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được mờitham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

CHƯƠNG VIII

TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 102

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhândân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 103

1. Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cóHội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉtuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việcxét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Toà án nhân dân xét xử công khai. Trong trườnghợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệngười chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đươngsự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết địnhtheo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảođảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảovệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Điều 104

1. Tòa án nhândân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừtrường hợp do luật định.

3. Tòa án nhândân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhấtpháp luật trong xét xử.

Điều 105

1. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcvànhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác doluật định.

2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệmvà báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịutrách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Chế độ báocáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định.

3. Việc bổ nhiệm, phê chuẩn,miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ củaThẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định.

Điều106

Bản án, quyết địnhcủa Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhântôn trọng; cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Điều 107

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểmsát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnhvà thống nhất.

Điều 108

1. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳcủa Quốc hộiViệc bổ nhiệm,miễnnhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểmsát viên do luật định.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công táccủa Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.

Điều 109

1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấptrên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2.Khi thực hành quyền công tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉđạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

CHƯƠNG IX

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 110

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcphân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã vàthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện,thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã vàthành phố thuộc tỉnhchia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính phải lấy ý kiến Nhân dân địaphương và theo trình tự, thủ tụcdo luật định.

1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtdo luật định.

1. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, phápluật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sựkiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơsở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phươngvà của mỗi cấp chính quyền địa phương.

3. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện mộtsố nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiệnnhiệm vụ đó.

Điều 113

1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệmtrước Nhân dân địa phương vàcơ quan nhà nước cấp trên.

2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đềcủa địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địaphương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Điều 114

1. Uỷ ban nhân dân ở cấpchính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành củaHội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hànhchính nhà nước cấp trên.

2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hànhHiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồngnhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Điều 115

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân làngười đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương; phảiliên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếpxúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lờinhững yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại,tố cáo của Nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhândân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước,nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cóquyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh ánToà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chấtvấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyềnkiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầucơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyếtkiến nghị của đại biểu.

Điều 116

1. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độthông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền vàphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dânđộng viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh ở địa phương.

2. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mờitham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhândân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

CHƯƠNG X

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐCGIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Điều 117

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thànhlập, có nhiệm vụtổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn côngtác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồmChủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồngbầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.

Điều 118

1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thànhlập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quảnlý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểmtoán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định.

Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báocáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hộikhông họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toánNhà nước do luật định.

CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦA HIẾNPHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 119

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảovệ Hiến pháp do luật định.

Điều 120

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phầnba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phầnba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thànhviên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết địnhtheo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạnthảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trìnhQuốc hội dự thảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp đượcthông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tánthành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

5. Thời hạn côngbố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Hiến pháp này đãđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6,thông qua ngày 28tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Nguồn Vietnamnet


Sự kiện