Thứ Ba | 01/07/2014 09:43

Tin thị trường gạo thế giới ngày 1/7

Việt Nam xuất khẩu 2,85 triệu tấn gạo từ 1/1-26/6/2014. Philippines giảm 5% thuế nhập khẩu gạo theo MAV xuống 35%.
Giá gạo thế giới ngày 1/7
Nguồn: Oryza
Nguồn: Oryza
Việt Nam xuất khẩu 2,85 triệu tấn gạo từ 1/1-26/6/2014

Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,848 triệu tấn gạo trong thời gian từ 1/1-26/6/2014, giảm khoảng 19% so với khoảng 3,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013, theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Giá gạo xuất khẩu trung bình cho đến nay ở mức khoảng 432 USD/tấn (FOB), tăng 1 USD/tấn từ 431 USD/tấn ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2013.

Từ 1-26/6/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 512.904 tấn gạo, giảm 27% so với 698.199 tấn tháng 6/2013, và giảm 12% so với 585.536 tấn trong tháng 5/2014. Giá xuất khẩu trung bình cho đến nay trong tháng 6 đạt 423 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn so với năm ngoái, nhưng giảm 2 USD/tấn so với tháng trước.

Châu Á tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6/2014, chiếm gần 77% tổng luợng xuất khẩu, tiếp đến là Mỹ 14% và các nước khác.

Philippines giảm 5% thuế nhập khẩu gạo theo MAV xuống 35%

Theo các nguồn tin trong nước, Philippines đã giảm thuế đối với gạo nhập khẩu theo Khối lượng truy cập tối thiểu (MAV) xuống 35% từ mức 40% trước đó.

Thứ trưởng bộ Nông nghiệp cho biết thuế nhập khẩu đối với gạo ngoài hạn ngạch MAV sẽ tiếp tục là 50%. Ông lưu ý rằng trước đó chính phủ dự định giảm thuế nhập khẩu xuống 35% chỉ với gạo nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhưng bây giờ là giảm với gạo nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên WTO.

Chính phủ Philippines quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch MAV lên 805.000 tấn từ mức 350.000 tấn hiện tại, sau khi Ủy ban về Thương mại và Hàng hóa (CTG) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp thuận tiếp tục hạn chế định lượng (QRs) nhập khẩu gạo cho đến tháng 6/2017.

Theo MAV mới, 755.200 tấn sẽ được phân bổ theo hạn ngạch quốc gia cụ thể (CSQ) và 50.000 tấn còn lại có thể được nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia thành viên WTO. Phân bổ CSQ như sau: Australia (15.000 tấn), Trung Quốc (50.000 tấn), El Salvador (4.000 tấn), Ấn Độ (50.000 tấn), Pakistan (50.000 tấn), Thái Lan (293.100 tấn) và Việt Nam (293.100 tấn).

Hàn Quốc sẽ sớm công bố lập trường về tự do hóa nhập khẩu gạoHàn Quốc sẽ công bố lập trường của mình về tự do hóa thị trường nhập khẩu gạo trước ngày cuối tháng 7/ 2014.

Theo cam kết gia nhập WTO, Hàn Quốc phải nhập khẩu 4% lượng tiêu thụ gạo hàng năm trong 10 qua đến năm 1993. Thỏa thuận này đã được gia hạn thêm 10 năm nữa đến năm 2004 buộc nước này nhập khẩu 7,96% lượng tiêu thụ gạo hàng năm. Với mức tiêu thụ hàng năm giảm, Hàn Quốc đang có kế hoạch để hạn chế nhập khẩu gạo để kiểm soát nguồn cung cấp lương thực trong nước.

Theo hệ thống hạn ngạch nhập khẩu hiện nay, Hàn Quốc có thể không hạn chế nhập khẩu vì phải nhập khẩu ít nhất 400.000 mỗi năm tấn gạo theo quy định của WTO. Nếu Hàn Quốc quyết định tiếp tục giữ hạn ngạch nhập khẩu, nước này phải cắt giảm sản xuất trong nước.

Các chhuyên gia cho rằng kể từ khi Hàn Quốc có thể đảm bảo được sản xuất lúa gạo, nước này có thể không cần phải nhập khẩu gạo, nhưng có thể nhập khẩu thêm do chênh lệch giá gạo nếu thị trường nhập khẩu hoàn toàn tự do.

USDA ước tính Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 410.000 tấn gạo trong năm 2013-2014 (tháng 11/ 2013 - 10/2014), giảm 20% so với 510.000 tấn năm 2012-2013. Sản lượng lúa gạo trong năm 2013-2014 dự kiến đạt khoảng 4,2 triệu tấn và tiêu thụ gạo hàng năm ước tính khoảng 4,6 triệu tấn.

Nguồn Theo DVO/Oryza


Sự kiện